EU đang chịu áp lực rất lớn trong việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên nhập khẩu để bù đắp vào chi phí năng lượng.

EU bức xúc về giá khí đốt ‘trên trời’ của Mỹ

Hoàng Vũ | 23/11/2022, 15:08

EU đang chịu áp lực rất lớn trong việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên nhập khẩu để bù đắp vào chi phí năng lượng.

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc bình ổn thị trường nhiên liệu, đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng và doanh nghiệp để tránh dẫn đến những tác động lớn hơn như làm trầm trọng lạm phát.

Một trong những nguồn cung thay thế sự phụ thuộc vào năng lượng Nga mà các nước châu Âu có thể tìm đến là Mỹ. Mỹ hiện xuất khẩu nhiều khí đốt tự nhiên sang EU hơn Nga, song chi phí mà các nước châu Âu phải trả để mua mỗi mét khối khí đốt từ Mỹ cao hơn rất nhiều. Theo Politico, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) được nạp cho tàu chở dầu tại các cảng Mỹ hiện có giá cao hơn gần 4 lần ở châu Âu.

Ủy ban châu Âu (EC) đã phải chịu áp lực gay gắt trong việc phác thảo kế hoạch giới hạn giá khí đốt, nhưng một số quốc gia, dẫn đầu là Đức, lo ngại biện pháp như vậy có thể thúc đẩy các chủ hàng gửi hàng hóa khí đốt đi nơi khác.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tháng trước đã cáo buộc Mỹ và các nước cung cấp khí đốt khác đang bán khí đốt với giá “trên trời”. Theo ông Habeck, một số nhà cung cấp đang cố ý kiếm lợi nhuận từ việc giá năng lượng toàn cầu tăng do tác động của cuộc chiến tại Ukraine.

Phát biểu trong một sự kiện tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết: "Trong bối cảnh địa chính trị ngày nay, trong số các quốc gia ủng hộ Ukraine, có hai loại đang được tạo ra trên thị trường khí đốt: những nước đang phải trả giá đắt và những người đang bán với giá rất cao. Mỹ là nhà sản xuất khí đốt giá rẻ mà họ đang bán cho chúng tôi với giá cao... Tôi không nghĩ điều đó là thân thiện”.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho biết việc giá LNG của Mỹ cao xuất phát từ phản ứng của người bán đối với thị trường. Mỹ là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn của châu Âu, nhưng giá cao không phải là vì nhà sản xuất của Mỹ. Các công ty mua lại khí đốt từ Mỹ thường chỉ bán ra với mức giá cao nhất bởi họ có thể tự định giá mà không có ràng buộc kèm theo.

Doanh nghiệp đang nắm giữ các hợp đồng mua khí đốt dài hạn của Mỹ lớn nhất ở châu Âu là TotalEnergies của Pháp. Giám đốc tài chính TotalEnergies, Jean-Pierre Sbraire tháng trước đã tuyên bố rằng việc công ty này tiếp cận hơn 10 triệu tấn LNG của Mỹ hằng năm "là một lợi thế to lớn cho các nhà giao dịch của chúng tôi, khi có thể kinh doanh chênh lệch giá giữa Mỹ và châu Âu”.

Bài liên quan
Ukraine, Ba Lan và Georgia chính thức giành vé dự Euro 2024
Ba tấm vé cuối cùng dự VCK Euro 2024 đã chính thức xác định được chủ nhân. Đó là Ukraine, Ba Lan và Georgia.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tốc độ tăng GDP quý 1/2024 cao nhất trong 4 năm nay
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm từ 2020 - 2023.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU bức xúc về giá khí đốt ‘trên trời’ của Mỹ