Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom cho biết Hungary dự kiến sẽ tăng cường mua khí đốt của Nga trong mùa đông này, bất chấp những chỉ trích ngày càng tăng ở phương Tây rằng thỏa thuận này đang "tài trợ" cho cuộc chiến ở Ukraine.
Trang Bloomberg cho biết, thời tiết ôn hòa, có nhiều nhà cung cấp năng lượng hơn, nỗ lực cắt giảm nhu cầu... đang giúp ích cho châu Âu. Lượng khí đốt dự trữ vẫn dồi dào và giá cả giảm xuống mức trước lúc cuộc chiến tại Ukraine nổ ra.
Dòng khí đốt đi qua đường ống Urengoi-Pomary-Uzhhorod (từ phần lãnh thổ Bắc cực của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine) đã bị gián đoạn vào chiều 20.12 do một vụ nổ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quyết định áp mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga không thể gọi là "một quyết định nghiêm túc" vì mức đó "khá thoải mái" đối với Nga.
Ủy ban châu Âu – cơ quan điều hành Liên minh châu Âu (EU) cho rằng việc đưa ra mức trần giá khí đốt sẽ làm ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn hoặc an ninh nguồn cung hiện nay của các nước thành viên.
Công ty Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nigeria đã tuyên bố tình trạng bất khả kháng, báo hiệu rằng họ có thể không thể đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng sau khi lũ lụt trên diện rộng làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt.
CNN Bussiness vừa có bài viết "Châu Âu có đủ năng lượng để tồn tại qua mùa đông. Năm sau có thể khác" thể hiện cái nhìn đầy bi quan cho châu Âu khi quyết tâm đoạn tuyệt với nguồn năng lượng của Nga.
Đức đã đạt mục tiêu lấp đầy 95% kho dự trữ khí đốt trước thời hạn ngày 1.11, nhưng cơ quan quản lý nước này (Bundesnetzagentur) cảnh báo như vậy vẫn chưa đủ để đảm bảo nguồn cung trong mùa đông lạnh giá.
Khí đốt hóa lỏng (LNG) giúp châu Âu bù đắp một phần lượng năng lượng Nga mất đi. Nhưng sản lượng LNG xuất khẩu toàn cầu dường như không thay đổi, như vậy có nghĩa một số quốc gia khác có được ít hơn trước.