Trong một hội nghị trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel đã cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt với “những hậu quả không hay” nếu cố tình thực thi luật an ninh mới tại đặc khu hành chính Hồng Kông.

EU phát thông điệp cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông

23/06/2020, 15:41

Trong một hội nghị trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, và Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel đã cảnh báo Trung Quốc sẽ đối mặt với “những hậu quả không hay” nếu cố tình thực thi luật an ninh mới tại đặc khu hành chính Hồng Kông.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Trung Quốc - EU được phát tại Bắc Kinh ngày 22.6 - Ảnh: Tân Hoa Xã

"Luật an ninh quốc gia ẩn chứa nguy cơ làm suy yếu nghiêm trọng quy tắc "một quốc gia, hai chế độ". Trung Quốc sẽ đối mặt với những hậu quả rất tiêu cực nếu tiếp tục theo đuổi áp đặt luật này", bà von der Layen khẳng định.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang bàn bạc với các đối tác G7 (nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới) về vấn đề này. “Hôm nay, chúng tôi đã nêu rất rõ lập trường của chúng tôi với Trung Quốc và kêu gọi họ cân nhắc lại. Tất nhiên, họ có quan điểm khác, nhưng đây là quan điểm rất rõ ràng mà chúng tôi gửi đến giới chức Trung Quốc”, bà nói.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Charles Michel cũng cho biết: “Chúng tôi đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về luật an ninh quốc gia đưa ra với Hồng Kông. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc thực hiện những cam kết đã có với người dân Hồng Kông và cộng đồng quốc tế liên quan tới mức độ tự trị cao và các quyền tự do được đảm bảo của đặc khu này”.

Đề cập về hiệp ước đầu tư EU-Trung Quốc, bà Von der Leyen chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng thúc đẩy các cuộc đàm phán đang ở mức độ chính trị rất thấp lên một mức độ cao hơn. Chúng tôi cần nỗ lực về những cam kết này. Chúng tôi cũng cần nhiều động thái hơn từ phía Trung Quốc để kết luận quá trình đàm phán thỏa thuận đầu tư".

Bà Von der Leyen cũng thúc giục Trung Quốc tạo điều kiện tiếp cận thị trường, tuân thủ các cam kết về chống biến đổi khí hậu. "Trung Quốc thường xuyên mô tả bản thân là một nhà lãnh đạo thế giới trong các vấn đề biến đổi khí hậu. Thực tế, Trung Quốc và EU có cùng quan điểm về vấn đề này. Tuy nhiên, với tư cách lãnh đạo, Bắc Kinh cần mang đến trách nhiệm để đi đến nhiều hành động hơn nữa", bà nói.

Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cũng cáo buộc Trung Quốc liên quan tới các cuộc tấn công mạng trên các hệ thống máy tính ở các bệnh viện. “Chúng tôi biết nguồn gốc của các cuộc tấn công mạng. Điều này không thể dung thứ được”.

Mặc dù tới nay Bắc Kinh hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào về việc sẽ rút bỏ luật an ninh áp dụng cho Hồng ông, nhưng thông điệp của các lãnh đạo EU được cho sẽ tăng thêm sức ép dư luận, hưởng ứng theo một loạt quan điểm phản đối luật an ninh từ nhiều quốc gia khác trên thế giới, như Mỹ, Anh, nhóm G7.

Đưa tin về cuộc họp của các lãnh đạo Trung Quốc với lãnh đạo EU, hãng thông tấn Tân Hoa Xã không đề cập tới vấn đề Hồng Kông, nhưng cho biết ông Tập Cận Bình nhấn mạnh thông điệp Trung Quốc muốn "hòa bình không bá quyền".

"Trung Quốc là đối tác, không phải kẻ thù của EU. Trung Quốc và EU không có những xung đột cơ bản. Hợp tác giữa hai phía lớn hơn rất nhiều so với sự đối đầu", ông Tập nói và cam kết hai bên sẽ liên hệ chặt chẽ để thúc đẩy các chương trình nghị sự song phương quan trọng.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các cảnh báo của Liên minh châu Âu về luật an ninh Hông Kông, khẳng định đây là "vấn đề nội bộ".

"Chúng tôi phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào vấn đề này", ông Vương Lỗ Tống (Wang Lutong), lãnh đạo phụ trách các vấn đề châu Âu tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm 23.6 tuyên bố tại họp báo ở Bắc Kinh. Theo ông Vương, Bắc Kinh đã nêu rõ quan điểm của mình trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 22.6, giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU).

Quan hệ EU-Trung Quốc đã căng thẳng kể từ tháng 3 năm ngoái, khi khối này lần đầu tiên xếp Trung Quốc là đối thủ mang tính hệ thống, coi Bắc Kinh vừa là đối tác kinh tế vừa là đối thủ chiến lược. Tiếp đến là những mâu thuẫn xung quanh về xây dựng mạng di động 5G liên quan quan tới lời kêu gọi tẩy chay của Mỹ đối tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei.

Một trở ngại khác cho triển vọng hợp tác giữa châu Âu và Bắc Kinh nổi lên gần đây là phản ứng chỉ trích ngày càng gia tăng liên quan tới cách thức Trung Quốc xử lý dịch COVID-19 cũng như việc nước này sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thử và làm mất uy tín phản ứng của chính phủ phương Tây đối với dịch bệnh.

Ngoại trưởng Pháp đã triệu tập đại sứ Trung Quốc vì cáo buộc phía Bắc Kinh cung cấp thông tin không chính xác về nỗ lực chống dịch của chính quyền Paris. Trong khi đó, chính phủ Thụy Điển kêu gọi điều tra về cách Trung Quốc xử lý cuộc khủng hoảng y tế. Khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nặng nề nhất của Ý, vùng Lombardy, thậm chí còn cảnh báo sẽ kiện Trung Quốc.

Ban lãnh đạo EU cũng đã tham gia “dàn hợp xướng” lên án Trung Quốc, trong đó có Chủ tịch Ủy ban châu Âu EC Ursula von der Leyen, người kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc của COVID-19. EU cũng vận động hành lang cho một dự thảo nghị quyết tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) yêu cầu một cuộc điều tra.

Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU kiêm Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell cho rằng Liên minh châu Âu đã từng có "chút ngây thơ” về vấn đề Trung Quốc. Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Ngoại giao của Đức Heiko Maas nhận định rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã cho thấy sự cần thiết của việc đồng lòng lên tiếng trước mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc.

Hoàng Vũ (theo SCMP, AFP)

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU phát thông điệp cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông