Dự thảo chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ khối này muốn tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng như Đài Loan nhằm xây dựng ảnh hưởng ở châu Á sau khi quân đội phương Tây rút khỏi Afghanistan.

EU tăng cường quan hệ với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Cẩm Bình | 15/09/2021, 11:17

Dự thảo chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Liên minh châu Âu (EU) nêu rõ khối này muốn tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore cũng như Đài Loan nhằm xây dựng ảnh hưởng ở châu Á sau khi quân đội phương Tây rút khỏi Afghanistan.

Dù kêu gọi hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc và tránh chỉ trích trực tiếp nước này, nhưng dự thảo lại xác định Bắc Kinh là mối quan ngại trọng điểm. Văn bản cũng cảnh báo căng thẳng quanh một số nơi như Biển Đông hay eo biển Đài Loan có thể tác động trực tiếp đến an ninh và thịnh vượng của châu Âu.

“Các nguyên tắc dân chủ và công bằng đang bị đe dọa bởi vài chế độ độc tài ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khiến ổn định khu vực gặp rủi ro. Tương tự như vậy, nỗ lực thiết lập sân chơi bình đẳng toàn cầu dựa trên quy tắc thương mại minh bạch ngày càng bị phá hoại bởi hành vi thương mại không công bằng và ép buộc kinh tế. Diễn biến này làm gia tăng căng thẳng trong thương mại, trong chuỗi cung ứng lẫn chuỗi giá trị”, dự thảo viết.

Dự thảo cho biết EU muốn tìm hiểu khả năng đàm phán thiết lập thỏa thuận đối tác kỹ thuật số với Nhật, Hàn, Singapore nhằm tăng hợp tác và tương tác xây dựng tiêu chuẩn cho loạt công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI). Thỏa thuận cũng cho phép hợp tác sâu hơn về quản trị dữ liệu, phân tích độ tin cậy dữ liệu, sáng tạo đổi mới giúp ích cho hoạt động đàm phán tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về thương mại điện tử.

EU còn muốn thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư với đối tác mà khối chưa có thỏa thuận, chẳng hạn như Đài Loan. Tuy nhiên dự thảo không đề cập khả năng thiết lập thỏa thuận cùng hòn đảo tự trị.

eu.jpg
EU tìm cách tăng cường hợp tác toàn diện với các đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - Ảnh: Reuters

Liên minh châu Âu dự tính tổ chức đối thoại với Nhật, Hàn, Đài Loan, bàn cách giải quyết vấn đề phụ thuộc nguồn cung sản phẩm bán dẫn nhập khẩu. Khối này đặt mục tiêu sản xuất được 1/5 lượng sản phẩm bán dẫn toàn thế giới vào năm 2030.

Ngoài ra, EU cũng tõ rõ ý định bắt tay nhóm Quad (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc) trong vấn đề các bên cùng có lợi ích (biến đổi khí hậu, công nghệ, vắc xin).

Khía cạnh quân sự đề cập trong dự thảo ít sâu rộng hơn. EU lên kế hoạch tổ chức nhiều cuộc tập trận chung và ghé thăm nhiều đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phục vụ nỗ lực bảo vệ tự do hàng hải cũng như chống cướp biển. Khối còn xem xét liệu có nên xác định một số vùng là “khu vực biển đáng quan ngại” hay không - động thái cho phép triển khai tàu chiến cùng máy bay.

Bài liên quan
Reuters: Tòa án tối cao Mỹ đang nghiêng về ủng hộ lệnh cấm TikTok
Tòa án tối cao Mỹ đang xem xét vụ kiện liên quan đến việc cấm hoặc buộc TikTok bán lại quyền sở hữu tại Mỹ, với trọng tâm tranh luận đặt vào những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền tự do ngôn luận.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU tăng cường quan hệ với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương