ByteDance, Alibaba và Tencent tăng chi tiêu vận động hành lang ở Mỹ song không thấm vào đâu so với Facebook, trong khi Huawei cắt giảm 80%.

Facebook chi gần 20 triệu USD vận động hành lang ở Mỹ, hơn Alibaba 6 lần, ByteDance 7 lần, Tencent 12 lần

Nhân Hoàng | 31/01/2021, 08:34

ByteDance, Alibaba và Tencent tăng chi tiêu vận động hành lang ở Mỹ song không thấm vào đâu so với Facebook, trong khi Huawei cắt giảm 80%.

Các hãng công nghệ Trung Quốc đã chi nhiều hơn cho các công ty vận động hành lang của Mỹ vào năm ngoái trong bối cảnh bất ổn về chính trị và quy định.

ByteDance, công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video ngắn cực kỳ nổi tiếng TikTok có trụ sở tại Bắc Kinh, đã chi 2,61 triệu USD vào năm 2020, tăng gấp 10 lần so với năm trước.

Cố chống lại ý định cấm TikTok của ông Donald Trump, ByteDance đã thuê 47 nhà vận động hành lang để gây ảnh hưởng đến Quốc hội Mỹ, nhiều hơn khoảng 30 người so với năm 2019.

Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử có trụ sở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), đã chi 3,16 triệu USD, tăng khoảng 20%.

Có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến và điều hành ứng dụng trò chuyện lớn nhất thế giới WeChat, Tencent đã chính thức bắt đầu hoạt động vận động hành lang ở Mỹ vào mùa hè 2020 và chi 1,52 triệu USD trong năm đầu tiên.

Trong khi đó, Huawei (có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến) đã cắt giảm chi tiêu vận động hành lang khoảng 80% so với cùng kỳ năm ngoái, dường như từ bỏ việc cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp Mỹ giúp đỡ sau khi bị chính phủ nước này coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Dữ liệu dựa trên các báo cáo trước Quốc hội hoặc thông tin do Trung tâm Chính trị Phản ứng tổng hợp.

facebook-chi-gan-20-trieu-usd-van-dong-hanh-lang-o-my.jpg
Tiền sảnh của khách sạn Willard ở Thủ đô Washington, được coi là nguồn gốc của từ "vận động hành lang"

Vận động hành lang từ lâu đã đóng vai trò trong chính trị Mỹ khi các thứ lợi ích đặc biệt tìm cách gây ảnh hưởng đến các thành viên của cơ quan lập pháp. Trong khi nguồn gốc chính xác của thuật ngữ này vẫn còn được tranh luận, một số người tin rằng nó bắt nguồn từ khách sạn Willard ở Thủ đô Washington khi được sử dụng bởi cựu Tổng thống Ulysses Grant (Tổng thống Mỹ thứ 18) để mô tả những người ủng hộ chính trị tụ tập trong hành lang để tiếp cận ông.

Phố K (K-street) ở Washington, chạy theo hướng đông-tây qua Georgetown và trung tâm thành phố, theo truyền thống là nơi có nhiều công ty vận động hành lang, thường được gọi là "Hành lang ảnh hưởng của Washington".

Những người khác nói rằng nguồn gốc của nó là ở Anh và đề cập đến các hành lang của Quốc hội, nơi các đại diện và công chúng sẽ tụ tập sau các cuộc tranh luận, theo BBC.

Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan có lịch sử vận ​​động hành lang lâu đời. Song việc ông Trump nhắm vào các công ty tư nhân Trung Quốc - bao gồm lệnh cấm Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent - đã khiến những gã khổng lồ công nghệ này trở thành khách hàng mới của các công ty ở K-street.

Các công ty công nghệ Mỹ chi khủng để vận động hành lang. Facebook đã tăng chi tiêu thêm 18% lên 19,68 triệu USD, lần đầu tiên đưa họ lên vị trí đầu bảng xếp hạng chi tiêu vận động hành lang của các công ty trong 2020.

Amazon, nhà vô địch về chi tiêu vận động hành lang năm 2019, đã tăng chi tiêu ở K-street 12% lên 18,72 triệu USD và xếp thứ hai.

Facebook, Amazon, Alphabet (công ty mẹ của Google) và Apple đã chi tổng cộng 53,9 triệu USD, tăng nhẹ so với năm trước.

Giám đốc điều hành Facebook, Amazon, Alphabet và Apple đã bị Quốc hội triệu tập vào mùa hè để giải thích các hoạt động của họ, khi các nhà lập pháp tăng cường giám sát bản chất độc quyền của các công ty công nghệ.

Google và Facebook đã bị kiện vì chống độc quyền trong năm 2020.

Mối quan hệ giữa Amazon với chính quyền Tổng thống Joe Biden dường như có một khởi đầu tốt hơn khi công ty này đề nghị hỗ trợ phân phối vắc xin COVID-19. Thế nhưng, các nhà lập pháp của đảng Dân chủ, đặc biệt là những người theo cánh tiến bộ, không được biết đến là người hâm mộ lớn của những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon, sẽ khiến các công ty công nghệ ngần ngại trong việc cắt giảm chi tiêu vận động hành lang.

Bài liên quan
Úc phản pháo khi Google, Facebook không chịu trả tiền, dọa chặn tìm kiếm và chia sẻ tin tức
Bộ trưởng Ngân khố Úc - Josh Frydenberg nói Google và những gã khổng lồ công nghệ khác "không thể tránh khỏi" cuối cùng sẽ phải trả tiền cho việc sử dụng nội dung truyền thông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Facebook chi gần 20 triệu USD vận động hành lang ở Mỹ, hơn Alibaba 6 lần, ByteDance 7 lần, Tencent 12 lần