Hãng tin Nikkei tiết lộ tình hình tại eo biển Đài Loan sẽ được đề cập trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh của Nhóm G7 vào tháng này.

G7 sẽ lần đầu đề cập đến Đài Loan trong tuyên bố chung, thách thức Trung Quốc

Hoàng Vũ (theo Nikkei) | 08/06/2021, 12:48

Hãng tin Nikkei tiết lộ tình hình tại eo biển Đài Loan sẽ được đề cập trong tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh của Nhóm G7 vào tháng này.

Các cuộc thảo luận đang được tiến hành bao gồm việc đề cập eo biển Đài Loan trong tuyên bố chung sẽ được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 trong tháng 6 trong bối cảnh Mỹ và Nhật đang tìm kiếm một mặt trận thống nhất nhằm chống lại sức ép của Trung Quốc đối với hòn đảo tự trị, Nikkei dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 8.6.

Theo đó, việc đối phó với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc - không chỉ bao gồm Đài Loan, mà còn liên quan tới Hồng Kông và Tân Cương. Đây là nội dung chính trong chương trình nghị sự tại sự kiện kéo dài 3 ngày ở Anh bắt đầu từ ngày 11.6, cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên. của các nhà lãnh đạo từ bảy nền kinh tế lớn kể từ tháng 8.2019.

Nikkei nhận định Washington và Tokyo đang tìm cách thuyết phục các thành viên khác tuân theo thông cáo từ cuộc họp của các ngoại trưởng G-7 vào tháng 5, trong đó cho biết các thành viên "nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển".

Động thái như vậy sẽ đánh dấu lần đầu tiên khi eo biển Đài Loan được đề cập rõ ràng trong một tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7. Tuyên bố này cũng được cho là sẽ bày tỏ “quan ngại” về tình trạng vi phạm quyền con người đối với cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở Trung Quốc và việc trấn áp các hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông.

Mục tiêu của tuyên bố là khẳng định lập trường cơ bản của những người tham dự hội nghị đối với Bắc Kinh - bao gồm cả lãnh đạo các nước ngoài G7, chẳng hạn như Úc và Hàn Quốc, hai nước tham dự hội nghị G7 với tư cách khách mời - và đảm bảo sự hợp tác liền mạch.

Theo Nikkei, Đài Loan dự kiến cũng ​​sẽ tham dự một phiên thảo luận của G7 về một loạt các vấn đề xung quanh Trung Quốc, bao gồm các lo ngại về an ninh và kinh tế, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực hợp tác với các đồng minh để kiềm chế các cuộc xâm lấn trên biển và vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Các tuyên bố chung sau các hội nghị thượng đỉnh song phương gần đây với Nhật Bản và Hàn Quốc đã đề cập rõ ràng đến eo biển Đài Loan, và Washington hy vọng rằng việc các nước G7 theo đuổi lập trường tương tự sẽ chứng minh rằng các nền kinh tế lớn đều thống nhất về vấn đề này.

Nhà phân tích Rieko Miki nhận định rằng, việc kéo châu Âu vào cuộc sẽ có ý nghĩa đặc biệt. Các nước châu Âu nhìn chung đã kiềm chế hơn Mỹ trong việc chỉ trích Bắc Kinh, đồng thời ưu tiên quan hệ với Trung Quốc và cũng không coi nước này là mối đe dọa an ninh.

Tuy nhiên, theo bà Miki, sự cảnh giác đối với Bắc Kinh đang gia tăng trong khu vực, không chỉ do các vấn đề ở Hồng Kông và Tân Cương, mà còn do lo ngại về cách Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19 lúc ban đầu.

Bên cạnh đó, các nước bao gồm Anh và Đức sẽ điều tàu chiến đến Đông Á trong năm nay và chuẩn bị tiến hành các cuộc tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật nhằm mục đích ngăn cản bất kỳ động thái khiêu khích nào từ phía Bắc Kinh.

Tình hình eo biển Đài Loan cũng trở thành một mối quan tâm về an ninh kinh tế, với vị thế của hòn đảo là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới - một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng. Do đó, một cuộc xung đột trong khu vực sẽ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn, và các nước châu Âu không muốn các rủi ro này tác động tới các chính sách công nghiệp của họ.

Nhiều chuyên gia nhận định các yếu tố chính trị có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đụng độ giữa hai bờ eo biển. Trung Quốc từ lâu vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ "không thể tách rời", là “lợi ích cốt lõi” mà họ không sẵn sàng nhượng bộ và sẵn sàng dùng vũ lực để quản lý hòn đảo.

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
10 phút trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
G7 sẽ lần đầu đề cập đến Đài Loan trong tuyên bố chung, thách thức Trung Quốc