Nhiều "ông lớn" dầu khí nước ngoài đang lần lượt rút lui các dự án lọc dầu tỉ đô khỏi Việt Nam do lo ngại giá dầu biến động, khả năng sinh lời thấp.

Giá dầu giảm khiến nhiều đại gia năng lượng rút khỏi Việt Nam

tuyetnhung | 05/08/2016, 19:48

Nhiều "ông lớn" dầu khí nước ngoài đang lần lượt rút lui các dự án lọc dầu tỉ đô khỏi Việt Nam do lo ngại giá dầu biến động, khả năng sinh lời thấp.

Cuộc tháo chạy

Liên quan đến câu chuyện các "ông lớn" dầu khí đang lần lượtrút lui khỏi Việt Nam, gần đây nhất phải kể đến việc dừng siêu dự án lọc dầu 22 tỉ USD. Cụ thể, vừa qua, lãnh đạotỉnh Bình Định đã quyết định chấm dứt Dự án Tổ hợp lọc hóadầu Nhơn Hội do không đảm bảo tính khả thi, chậm trễ kéo dài, và gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thu hút doanh nghiệp khác đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội.

Về phía Tập đoànPTT, vào cuối tháng 6 vừa qua, tập đoàn này cũngthông tin cho biết nguyên nhân hoãn kế hoạch xây dựng Tổ hợp lọc hóadầu Nhơn Hội là do hiện nay thị trường dầu thế giới đang ở trong bối cảnh biến động nên tập đoàn cần xem xét và cân nhắc thêm việc đầu tư trong tương lai.

Được biếtvốn đầu tư ban đầu của dự án này ban đầulà 28 tỉ USD, nhưng sau đó rút xuống còn 22 tỉ USD. Theo tính toán, dự án lọc hóa dầu Nhơn Hộinếu đi vào hoạt động sẽ đóng góp 3-4% GDP cả nước và khoảng 40% GDP cho Bình Định, tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 30.000 ngườilao động và khoảng 100.000 lao động gián tiếp.

Một "đại gia" năng lượng khác đến từ Nga là Gazprom Neft vào đầu năm nay cũng quyết địnhngừng mua 49% cổ phần Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Sau khi không thỏa mãn với những điều kiện mà phía Việt Nam đề xuất, Tập đoàn dầu khí Gazprom Neft đã quyết định ngừng kế hoạch mua số cổ phần trêncủa Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với lo ngại đầu tư sinh lợi thấp.Tuy nhiên, tập đoàn cho biết vẫn sẵn sàng tham gia dự án này, nhưng điều quan trọng là phân định được các chỉ số hiệu suất kinh doanh.

Trước đó vào tháng 11.2013, Gazprom Neft và Petro Vietnam đã ký một thỏa thuận khung về các nguyên tắc chính về việc mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất và hiện đại hóa nhà máy này. Theo đó, Gazprom có kế hoạch mua 49% cổ phần và đề xuất phương án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư khoảng 1,5 - 3 tỉ USD.

"Ủng hộ các nhà đầu tư rút lui"

Bànvề vấn đề này, GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biếttrữ lượng dầu của Việt Nam hiệnkhông nhiều lắm, mỗi năm khai thác 14-15 triệu tấn dầu thô, như vậy chỉ 15-20 năm nữa là hết dầu. Nếu nhập dầu thô để sản xuất dầu tinh ở Việt Nam, rồi xuất khẩu thì giá trị gia tăng chỉ thêm 10%.

"Theo đó, tôi hoàn toàn ủng hộ việc các nhà đầu tư ngoại rút khỏi những dự án lọc dầu ở Việt Nam. Thời gian qua, nguồn cung dầu trên thế giới cũng đang ở tình trạng dư thừa nên giá dầu giảm mạnh. Việc các tập đoàn đầu tư vào các dự án cũng không lãi lời được bao nhiêu nên họ phảiquyết định dừng", GS Mại bày tỏ.

GS Nguyễn Mại cũng cho biết thêm, từ lâu ông đã không ủng hộ việc cóthêm nhà máy lọc dầu vì ông cho rằngcông suất các nhà máy như trong quy hoạch dầu khí đã là đủ rồi.

"Chúng ta có nhiều hiệp định thương mại tự do mới, có cơ hội chọn các nhà đầu tư vào công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng thìdại gì chọn lọc dầu", GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Bàn về vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đồng thuận cho rằngtình hình hiện nay chính là cơ hội để thay đổi, để cơ cấu lại kinh tế để chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giá dầu giảm khiến nhiều đại gia năng lượng rút khỏi Việt Nam