Chia sẻ với phóng viên về việc nên hay không giải thể phòng GD-ĐT cấp quận, huyện đang được dư luận quan tâm, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết việc này không thể quyết định một cách vội vàng mà chỉ làm thí điểm một vài nơi.

Giải thể phòng giáo dục quận, huyện: Nên làm thí điểm một vài nơi

Hải Yến | 18/12/2017, 14:44

Chia sẻ với phóng viên về việc nên hay không giải thể phòng GD-ĐT cấp quận, huyện đang được dư luận quan tâm, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết việc này không thể quyết định một cách vội vàng mà chỉ làm thí điểm một vài nơi.

Việc đề xuất giải tán phòng giáo dục các quận, huyện thời gian gần đây nhận được khá nhiều luồng ý kiến trái chiều. Với những ý kiến khẳng định nên giải thể phòng giáo dục các quận, huyện, lý do họ đưa ra là để giảm biên chế. Vì số lượng cán bộ mỗi phòng giáo dục hiện nay trung bình khoảng trên dưới 10 người, chưa tính lực lượng giáo viên biệt phái ở các trường về công tác tại phòng… Cả nước có 659 đơn vị hành chính cấp huyện - nếu giải tán phòng giáo dục quận, huyện thì sẽ có thêm nguồn tài chính để tăng lương cho giáo viên.

Đưa ra ý kiến của mình, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng không nên loại bỏ hoàn toàn tất cả các phòng giáo dục quận, huyện trên cả nước.

"Hiện nay, vai trò chức năng của chính phòng GD-ĐT là kiểm tra, giám sát về chuyên môn xem các cơ sở có thực hiện đúng thể chế theo quy định hay không. Tuy nhiên, nhiều cán bộ cơ sở của chúng ta phần lớn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đó nên đề xuất bỏ phòng giáo dục cũng là một hướng để xem xét, nghiên cứu. Cơ cấu, hoạt động của phòng bao gồm cả về nhân sự, chuyên môn, thanh tra... có vẻ cũng hơi nặng nề. Chúng ta có thể xem xét thí điểm thực hiện bỏ phòng GD-ĐT ở một vài nơi để đưa ra kết luận chứ không nên vội vàng bác bỏ hoàn toàn trên phạm vi cả nước" - ông Nhĩ cho biết.

Khẳng định việc xóa bỏ phòng giáo dục các quận, huyện trên cả nước là điều khó thực hiện, GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết hiện nay các phòng giáo dục ở các quận, huyện đã đóng góp không nhỏ vào việc tham mưu cho chính Sở GD-ĐT trong việc quản lý từng trường. Tránh để cho hiệu trưởng tự quản lý hoàn toàn về việc quản lý giáo viên, điều hành mọi vấn đề, đặc biệt là vấn đề chuyên môn.

Phòng giáo dục có chức năng giám sát, tư vấn cho các trường và Sở về vấn đề quản lý, dạy họccũng như thông tin về các nghị quyết, nghị định. Nếu bỏ đi hoàn toàn thì cơ sở nào để Sở GD-ĐT sâu sát tới tận trường được? Hay để cho hiệu trưởng tự quyết hết? Lúc đó sẽ xảy ra việc mâu thuẫn giữa các giáo viên với chính hiệu trưởng. Nếu chúng ta đưa quyền tự chủ cho các nhà trường thì nên xác định lại vai trò của phòng giáo dục một cách hợp lý chứ không thể loại bỏ.

Tiến sĩHoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) cho rằng chúng tacần đánh giá cụ thể việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng GD-ĐT. “Quản lý giáo dục rất phức tạp chứ không hề đơn giản như chỉ thực hiện chủ trương lớn của chính phủ. Việc của phòng chính là quản lý, phân cấp giờ dạy, giáo dục và dạy học trong trường, ngoài trường, kết hợp với xã hội, gia đình... tới các phụ huynh, học sinh.

Chúng ta cần xem xét phòng giáo dục đã thực hiện đúng, tốt chức năng của mình chưa hay chỉ thêm phiền toái cho các trường. Nếu bỏ các phòng GD-ĐT thì trách nhiệm quản lý thuộc về Sở GD-ĐT. Lúc này, Sở phải đủ năng lực và có sự phối hợp hiệu quả với UBND quận/huyện. Vấn đề này phải được nghiên cứu cụ thể vì sẽ liên quan tới nhiều người, nhiều vấn đề lại phình to về mặt quản lý nhân sự thì cũng khá rắc rối.

Chưa kể đến việc phòng giáo dục ở một số địa phương làm tốt công tác phát triển trường lớp, xin được các kinh phí để xây dựng, đầu tư trường học, xóa bỏ tình trạng dạy ca ở các trường tiểu học hoặc THCS. Ngay cả việc luân chuyển giảng dạy do phòng giáo dục quản lý cũng đã nhận được không ít lời khen cho việc luân phiên này, tạo tâm lý thoải mái cho các giáo viên"- TS Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.

Cho rằng đề xuất việc giải thể các phòng giáo dục quận, huyện là không có căn cứ, thiếu cơ sở khoa học vì khi đưa ra một đề xuất ảnh hưởng đến nhiều người và cả hệ thống giáo dục, cần dựa trên căn cứ và nền tảng khoa học cho sáng kiến đó, chứ không thể cứ “thích là nói”. TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch hội tâm lý học cho biết việcgiảm biên chế thuộc nhà nước quyết định, liên quan đến các hệ thống chính trị chứ không thể cứ đề xuất là dễ dàng thực hiện.

“Cái người ta đang cần là cải tiến thế nào cho hệ thống quản lý phát huy được hiệu quả. Không thể lấy việc giảm biên chế phòng giáo dục để tăng lương cho giáo viên. Nếu so sánh, có những nước bỏ cả Bộ GD-ĐT nhưng vẫn giữ lại giáo dục địa phương vì cơ chế quản lý phù hợp. Đó là mấu chốt chứ không thể vì tăng lương màgiảm toàn bộ biên chế phòng, vậy khi xảy ra các vấn đề sai sót, ai sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm và quản lý, đặc biệt liên quan tới học sinh và các giáo viên khi chính hiệu trưởng sai phạm?" - TS Tùng Lâm phân tích.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải thể phòng giáo dục quận, huyện: Nên làm thí điểm một vài nơi