Nhằm giảm tải cho các chợ đầu mối, TP Hà Nội đã thành lập 5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.

Giảm tải cho các chợ, Hà Nội lập 5 điểm tập kết hàng thiết yếu

Tuyết Nhung | 23/08/2021, 15:44

Nhằm giảm tải cho các chợ đầu mối, TP Hà Nội đã thành lập 5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.

Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối hoặc trong trường hợp các chợ đầu mối của thành phố tạm đóng cửa, UBND TP Hà Nội nhất trí chủ trương trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết nông sản, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong thời gian chống dịch COVID-19.

84679191_10221745218209586_4640976243687161856_o.jpg
Hà Nội lập 5 địa điểm tập kết hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân - Ảnh: BCT

Cụ thể, 5 địa điểm gồm: Khu Công nghiệp phụ trợ Nam Hà Nội (xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên), khu tái định cư ở xã Tiên Dược (huyện Sóc Sơn), ô đất trống ở xã Dương Xá (huyện Gia Lâm), Bến xe Yên Nghĩa (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) và Trung tâm Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm).

UBND TP Hà Nội giao Sở Công Thương phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Giao thông Vận tải, Xây dựng và các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND các quận, huyện có địa điểm nêu trên tổ chức triển khai và đưa vào hoạt động.

Sở Y tế hướng dẫn các điều kiện, biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định tại các địa điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa nêu trên cho người dân và phương tiện vận chuyển…

Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông, bảo đảm quá trình vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành phố vào địa điểm tập kết, trung chuyển thuận lợi, thông suốt; hướng dẫn các quận, huyện bố trí các vị trí cho các xe tại các điểm trung chuyển bảo đảm quy định giao thông và phòng, chống dịch…

UBND các quận, huyện có địa điểm được trưng dụng thực hiện rà soát, hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bảo đảm điều kiện cần thiết khi đưa vào hoạt động, bảo đảm an toàn thực phẩm...

"Các đơn vị quản lý kinh doanh, khai thác chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối, đơn vị chủ quản 5 địa điểm tập kết, trung chuyển xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động và việc giãn cách một số đầu mối hoặc phải di dời đến các địa điểm trên để bảo đảm hoạt động bình thường và quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định", UBND TP Hà Nội nêu rõ.

Nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa, thành phố Hà Nội đã cấp mã nhận diện luồng xanh cho 2.200 ô tô, trên 9.000 xe máy và 14.000 shipper được cấp mã vận chuyển hàng hóa.

Đến nay, Hà Nội đã có 9 quận tổ chức 45 điểm bán hàng lưu động, 63 điểm bán hàng dã chiến phục vụ người dân do trên địa bàn có chợ hoặc cơ sở kinh doanh phải đóng cửa.

Ngoài ra, để sẵn sàng phục vụ hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân khi dịch diễn biến dịch phức tạp hơn, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp đăng ký nhu cầu bán hàng lưu động bằng xe ô tô.

Bài liên quan
Trưa 21.8,  Hà Nội có 21 ca mắc COVID-19 mới, gồm có 9 ca trong cộng đồng
Tính từ 6h đến 12h ngày 21.8, Hà Nội ghi nhận 21 ca mắc COVID-19 mới gồm: Đống Đa (5), Hoàn Kiếm (5), Hà Đông (3), Hoàng Mai (3), Gia Lâm (2), Thanh Trì (1), Thường Tín (1), Long Biên (1).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm tải cho các chợ, Hà Nội lập 5 điểm tập kết hàng thiết yếu