Con người khám phá bề mặt sao Hỏa trong hơn 50 năm qua. Văn phòng Liên hợp quốc về Vấn đề ngoài không gian xác định các quốc gia đã gửi 18 vật thể nhân tạo lên hành tinh đỏ qua 14 sứ mệnh riêng biệt.

Giới khoa học lo ngại về 'rác' trên sao Hỏa

Cẩm Bình | 23/09/2022, 16:10

Con người khám phá bề mặt sao Hỏa trong hơn 50 năm qua. Văn phòng Liên hợp quốc về Vấn đề ngoài không gian xác định các quốc gia đã gửi 18 vật thể nhân tạo lên hành tinh đỏ qua 14 sứ mệnh riêng biệt.

Nhiều sứ mệnh còn đang tiếp tục, nhưng cũng có sứ mệnh bỏ lại không ít mảnh vỡ trên bề mặt sao Hỏa.

Giữa tháng 8.2022, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) xác nhận tàu thám hiển Perseverance phát hiện mảnh vỡ mà nó tạo ra lúc hạ cánh. Đây không phải lần đầu giới khoa học tìm thấy rác trên hành tinh đỏ.

comars00.jpg
Tấm chắn nhiệt dùng cho tàu vũ trụ được tìm thấy trên sao Hỏa - Ảnh: NASA

Mảnh vỡ từ đâu đến?

Mảnh vỡ trên sao Hỏa đến từ 3 nguồn chính: phần cứng bị loại bỏ, tàu vũ trụ không hoạt động và tàu vũ trụ bị rơi.

Mọi nhiệm vụ đáp lên bề mặt hành tinh đỏ đều cần một module bảo vệ tàu vũ trụ. Module gồm tấm chắn nhiệt cho lúc tàu di chuyển qua bầu khí quyển, dù đáp cùng phần cứng đảm bảo tàu hạ cánh nhẹ nhàng.

Tàu loại bỏ từng phần của module này trong lúc hạ cánh, phần bị loại bỏ có thể rơi xuống các vị trí khác nhau. Mảnh vỡ rơi xuống lại có thể vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn chẳng hạn như trong lần Perseverance đáp xuống. Mảnh nhỏ sẽ bị gió thổi bay đi.

Nhiều mảnh nhỏ bị gió thổi bay đã được tìm thấy.

Ngày 13.6.2022, Perseverance phát hiện tấm chắn nhiệt lớn kẹt trong vài tảng đá tại nơi cách vị trí thiết bị đáp xuống 2 km. Tàu Curiosity năm 2012 và tàu Opportunity năm 2005 cũng tìm thấy mảnh vỡ từ phương tiện hạ cánh của chính mình.

Xác 9 tàu vũ trụ không còn hoạt động gồm Mars 3, Mars 6, Viking 1, Viking 2, Sojourner, Beagle 2, Phoenix, Spirit, Opportunity có thể được xem như di tích lịch sử thay vì rác thải, nhưng một số bộ phận hao mòn và bị rơi ra.

Vài phần bánh xe của Curiosity bị gãy nằm rải rác, Perseverance vào tháng 7 năm nay bỏ đi một mũi khoan để thay mũi khoan tiếp tục nhiệm vụ thu thập mẫu.

Tàu vũ trụ gặp sự cố cũng là nguồn rác thải lớn. Ít nhất 2 tàu bị rơi, 4 tàu khác mất liên lạc ngay trước hoặc sau khi hạ cánh. Đáp xuống an toàn là phần khó nhất của bất cứ sứ mệnh nào trên sao Hỏa.

Tổng trọng lượng  của tất cả tàu được gửi lên sao Hỏa là 9.979 kg. Trừ đi 2.860 kg trọng lượng số tàu đang hoạt động thì còn 7.119 kg trọng lượng mảnh vỡ.

comars01.jpg
Tàu vũ trụ hạ cánh bề mặt sao Hỏa đều tạo ra mảnh vỡ - Ảnh: NASA

Mảnh vỡ nguy hiểm không?

Giới khoa học lo ngại số mảnh vỡ trên sao Hỏa có thể đe dọa đến loạt sứ mệnh tương lai. Đội giám sát Perseverance thống kê tất cả mảnh vỡ tìm thấy và kiểm tra kỹ xem liệu có mảnh vỡ làm gây ảnh hưởng đến tàu thám hiểm không. NASA cũng chú ý đến khả năng Perseverance vướng mảnh vỡ lúc hạ cánh, nhưng kết luận rủi ro khá thấp.

Tuy nhiên, tàu vũ trụ cùng mảnh vỡ là cột mốc ban đầu trong quá trình khám phá sao Hỏa của con người.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới khoa học lo ngại về 'rác' trên sao Hỏa