Hàng loạt công ty như Grab, Shopee, FPT Shop, Huawei Việt Nam… sẽ phải dừng việc quảng cáo trong các video trên YouTube có nội dung xấu độc, phản động, chống phá.

Grab, Shopee, FPT Shop... phải dừng quảng cáo trên các kênh YouTube 'bẩn'

10/06/2019, 19:20

Hàng loạt công ty như Grab, Shopee, FPT Shop, Huawei Việt Nam… sẽ phải dừng việc quảng cáo trong các video trên YouTube có nội dung xấu độc, phản động, chống phá.

Cơ chế quản lý nội dung trên YouTube hiện còn rất nhiều vấn đề bất cập - Ảnh: Internet

Yêu cầu trên được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đưa ra mới đây tại văn bản gửi các doanh nghiệp hiện đang quảng cáo trên YouTube.

Theo đó từ đầu năm 2017, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện tình trạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu độc, phản động, vi phạm pháp luật Việt Nam phát trên YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google.

Trong đó, có nhiều thương hiệu lớn như Huawei Việt Nam, FPT Shop, Shopee, Grab, Samsung Vina, Yamaha Motor Vietnam... Dòng tiền quảng cáo này được Google chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động.

"Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo, là nguy cơ đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của thương hiệu, doanh nghiệp", Bộ này nhận định.

Trước tình hình đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi công văn cảnh báo tới các doanh nghiệp; tổ chức làm việc với doanh nghiệp, đại lý quảng cáo và đại diện của Google, yêu cầu khắc phục tình trạng trên. Vì vậy, sau tháng 3.2017, tình trạng này được tạm thời khắc phục.

Tuy nhiên thời gian gần đây, qua rà soát thông tin trên mạng xã hội, Bộ này nhận thấy tình trạng quảng cáo của một số công ty bị gắn vào những video có nội dung vi phạm pháp luật trên YouTube tái diễn.

Do đó, Bộ này yêu cầu: "Các công ty dừng ngay việc quảng cáo trong các video trên YouTube có nội dung xấu độc, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước; chủ động rà soát, kịp thời cảnh báo với các đối tác cung cấp dịch vụ nhằm bảo đảm hoạt động quảng cáo của công ty phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; đồng thời có báo cáo giải trình gửi về Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử trước ngày 17.6".

Theo thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, trong 2 năm qua, việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Bộ đã được thực thi rất tích cực, đã gỡ khoảng 8.000 clip. Tỷ lệ đáp ứng của Goolge lên hơn 90%, còn 6 tháng đầu năm nay lên tới 95%.

Tuy nhiên, tình trạng các clip xấu độc được đăng tải trên YouTube vẫn còn rất nhiều và theo rà soát của Bộ có chiều hướng gia tăng. Cụ thể trên YouTube hiện nay có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật - một con số là rất lớn, gấp rất nhiều lần số clip đã được gỡ bỏ.

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, thị trường quảng cáo online tại Việt Nam trị giá khoảng 400 triệu USD. Hơn 70% doanh thu này đổ vào "túi" của Facebook và Google. Trong đó, riêng Google thu về khoảng 150 triệu USD/năm từ dòng tiền quảng cáo tại Việt Nam nhưng không có đại diện hợp pháp nào.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Grab, Shopee, FPT Shop... phải dừng quảng cáo trên các kênh YouTube 'bẩn'