Bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh.

Hà Nội: Người dân cẩn trọng bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết

Tuyết Nhung | 15/10/2021, 20:28

Bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh.

Sở Y tế Hà Nội vừa cho biết, trong tuần qua (tính từ ngày 4 đến 10.10), trên địa bàn thành phố ghi nhận 440 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 82 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân ghi nhận rải rác tại 28 quận, huyện và 166 xã, phường.

Những quận, huyện có số mắc sốt xuất huyết nhiều trong tuần qua, là: Đống Đa (84 ca), Thanh Trì (43 ca), Hai Bà Trưng (29 ca), Hoàng Mai (27 ca), Thường Tín (24 ca), Nam Từ Liêm (24 ca).

Như vậy, từ đầu năm 2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.831 ca mắc sốt xuất huyết tại 28/30 quận, huyện, thị xã; 307/579 xã, phường, thị trấn (giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái) và chưa ghi nhận ca tử vong.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, hiện thời tiết đang vào mùa mưa, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển, nên dịch vẫn có thể diễn biến phức tạp, nếu không chủ động phòng, chống.

Tiết trời giao mùa kèm theo những đợt mưa ẩm là điều kiện thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Song song với phòng chống dịch COVID-19, người dân cũng cần trang bị kiến thức và phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sốt xuất huyết.

Bác sĩ CKII Phạm Văn Cường, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, triệu chứng của sốt xuất huyết là sốt cao liên tục (39-40 độ C), kéo dài 2-7 ngày, kèm theo đau đầu dữ dội vùng trán, sau nhãn cầu, đau cơ và khớp, sưng hạch bạch huyết hoặc phát ban, xuất huyết dưới da kèm nôn dai dẳng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu lợi hoặc chân răng…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể biến chứng nặng nề, nguy hiểm đến tính mạng như: tràn dịch màng phổi, viêm phổi, sốc do thoát huyết tương nặng, chảy máu nội tạng, chảy máu não, tổn thương các tạng, tổn thương gan, rối loạn đông máu…

Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh. Do bệnh lây từ người sang người qua muỗi đốt nên biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hà Đông, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất như sau:

Loại bỏ vật trung gian truyền bệnh đó là muỗi Aedes. Người dân tham gia diệt muỗi, diệt loăng quăng, bọ gậy quanh khu vực sinh sống.

Thường xuyên vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết như: đậy kín các dụng cụ chứa nước, không để cho muỗi vào đẻ trứng. Cọ rửa và thay nước ít nhất 1 lần/tuần với các dụng cụ chứa nước như xô, chum vại, lọ hoa, bể chứa đựng nước, đặc biệt lưu ý các loại cây cảnh thủy sinh trong nhà cũng cần được thay nước và cọ rửa bình 1 lần/tuần.

Đối với các dụng cụ chứa nước lớn hay các bể chứa nên thả cá ăn bọ gậy, người dân cần thực hiện thu gom, hủy bỏ các loại phế thải có thể chứa nước như lốp xe cũ, chai lọ, vỏ đồ hộp, gáo dừa…

Do muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động mạnh hơn vào ban ngày, đặc biệt lúc sáng sớm và chiều tối nên người dân cần mặc quần dài, áo dài tay đặc biệt khi làm vườn; ngủ màn kể cả ban ngày...

Bài liên quan
Lo Olympic Tokyo 2020 bị sốt xuất huyết tấn công
Dù gần hai năm nữa mới diễn ra Olympic mùa hè 2020 ở Tokyo, nhưng các nhà khoa học đại học Harvard bày tỏ lo lắng về nguy cơ sốt xuất huyết đe dọa sự kiện thể thao quan trọng này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Người dân cẩn trọng bệnh truyền nhiễm sốt xuất huyết