Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần. Năm nay, hàng Việt tiếp tục chinh phục người dân bằng việc phủ sóng trên các kênh bán lẻ với giá cả, mẫu mã đa dạng.

Hàng Việt phủ sóng trên kệ siêu thị ngày tết

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 07/01/2022, 17:29

Tết Nguyên đán 2022 đang đến gần. Năm nay, hàng Việt tiếp tục chinh phục người dân bằng việc phủ sóng trên các kênh bán lẻ với giá cả, mẫu mã đa dạng.

Còn vài tuần nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần, thời điểm này các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, chuỗi cửa hàng tiện lợi... đã bước vào giai đoạn cao điểm cung ứng hàng tết ra thị trường. Mặc dù năm nay thị trường bán lẻ còn chịu tác động bởi dịch COVID-19, song nguồn cung hàng tết vẫn được các doanh nghiệp cung ứng dồi dào, đặc biệt hàng Việt Nam đã lên ngôi và chinh phục được người tiêu dùng Việt.

270549763_972349797010868_4144597886034423136_n.jpg
Hàng Việt chiếm thị phần lớn trên kệ siêu thị những ngày cận tết - Ảnh: TN

Theo ghi nhận của Một Thế Giới tại các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội như: BigC, Co.opmart, Lotte Mart, Vinmart... không khí tết đã tràn ngập trên các kệ hàng với nhiều loại bánh kẹo, mứt tết, đồ uống, thực phẩm... Cũng như mọi năm, năm nay các siêu thị, hệ thống bán lẻ vẫn lên phương án dự trữ hàng hóa và cam kết bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Trao đổi với PV, đại diện một siêu thị ở Hà Nội cho biết, hệ thống có rất nhiều loại bánh, mứt, kẹo với mẫu mã đa dạng của Việt Nam. Hiện hàng Việt chiếm tới 90 - 95% hàng hóa nhập vào siêu thị đợt này phục vụ tết. Không chỉ chất lượng được tăng lên, giá cả cũng chính là thế mạnh của hàng Việt. Ví dụ, bánh kẹo ngoại, nhập từ Hàn Quốc, Thái Lan... có giá trung bình từ 200.000 đến 300.000 đồng thì hàng Việt có giá chỉ bằng 1/2 vì giảm được tiền vận chuyển, thuế phí các loại. Với những ưu thế trên, hàng Việt Nam năm nay đã đến gần hơn với từng gia đình, tạo cho mỗi gia đình một thói quen là tết Việt dùng hàng Việt.

Hiện TP.Hà Nội có 44 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá với tổng giá trị hàng hóa là 18 tỉ đồng. Sở Công Thương Hà Nội cũng đã kết nối với 53 tỉnh, thành để đưa hàng hóa về TP phục vụ thị trường tết. Lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ tết gồm: gạo 278.910 tấn; thịt lợn 57.780 tấn, thịt gà 18.594 tấn, thịt bò 16,050 tấn, trứng gia cầm 372 triệu quả, rau củ 309,900 tấn; thực phẩm chế biến 15.495 tấn; thủy hải sản 57,750 tấn; trái cây 156.000 tấn... Ước tính, tổng giá trị hàng hóa phục vụ tết trên địa bàn TP đạt khoảng 39.000 tỉ đồng.

Để Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đi vào chiều sâu, tạo chỗ đứng vững chắc với người tiêu dùng, TP.Cần Thơ cũng đã chú trọng đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, nâng cao tỷ trọng hàng Việt vào hệ thống phân phối trên địa bàn TP.

Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tổ chức thêm các điểm bán hàng Việt, kết hợp với bán hàng bình ổn thị trường. Điều đáng ghi nhận là các điểm bán hàng Việt đã tạo nguồn cung hàng hóa ổn định cho các hệ thống phân phối, đưa các sản phẩm Việt có chất lượng đến tay người tiêu dùng. Từ đó tạo bước chuyển tích cực, nâng tỷ lệ hàng Việt, chiếm trên 90% tại các hệ thống phân phối.

Tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỷ trọng hàng Việt Nam tại một số siêu thị lớn trên địa bản tỉnh đã chiếm tỷ lệ cao, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực duy trì sản xuất, từng bước ổn định và phát triển, hàng hóa, sản phẩm uy tín, thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế.

Tại Ninh Bình, các doanh nghiệp tổ chức 16.871 chương trình khuyến mại trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hàng hóa khuyến mại đạt 4.000 tỉ đồng năm 2021. Các doanh nghiệp phân phối lớn đã tích cực tìm kiếm nguồn hàng, các sản phẩm Việt Nam để tổ chức hệ thống phân phối. Hiện nay, các mặt hàng công nghệ phẩm mà các doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm hàng Việt Nam tại các hệ thống siêu thị.

Thông tin từ các Sở Công Thương cho thấy, năm nay, lượng hàng hóa các địa phương chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán chủ yếu là hàng Việt. Riêng 2 TP lớn nhất là TP.HCM và Hà Nội, số tiền chi cho hàng hóa phục vụ tết đã lên đến hơn 60.000 tỉ đồng.

Trong một khảo sát của Nielsen, so với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng Việt Nam có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% người tiêu dùng chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa (mức trung bình toàn cầu là 11% và 54%). Đây cũng là điều dễ hiểu khi mùa tết năm nay, ở các kênh phân phối thì tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước đang chiếm áp đảo với khoảng 80 - 90% các gian hàng tết.

Có thể thấy, nguyên nhân khiến hàng Việt luôn được người tiêu dùng trong nước ưu tiên là do chất lượng và mẫu mã các sản phẩm đều đa dạng. Đặc biệt, các nhà sản xuất đã chú trọng hơn đến nhu cầu người tiêu dùng và nghiên cứu, chế biến các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, khẩu vị người Việt.

Bài liên quan
Gỡ khó cho xuất khẩu hàng Việt qua biên giới Trung Quốc
Trái cây, nông sản Việt Nam không thể xuất khẩu sang Trung Quốc, trong khi mỗi ngày Trung Quốc đều đưa 400 xe hàng các loại rau củ, nông sản sang Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
11 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng Việt phủ sóng trên kệ siêu thị ngày tết