Theo các nhà thiên văn học Mỹ, có thể có một "Hành tinh thứ 9" trong hệ Mặt trời của chúng ta và hành tinh này chưa bao giờ được nhìn thấy.

Hành tinh thứ 9 đang 'ẩn nấp' ở rìa hệ Mặt trời?

20/05/2018, 12:35

Theo các nhà thiên văn học Mỹ, có thể có một "Hành tinh thứ 9" trong hệ Mặt trời của chúng ta và hành tinh này chưa bao giờ được nhìn thấy.

Hành tinh thứ 9 có thể tồn tại ở rìa của hệ Mặt trời - Ảnh: Internet

Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan thì họ đã có những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một "Hành tinh thứ 9" với một quỹ đạo "phi thường" trong hệ Mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan thì quỹ đạo di chuyển xung quanh Mặt trời của hành tinh bí ẩn này được tạo ra do nó bị "kéo" bởi một lực hấp dẫn lớn ở rìa của hệ Mặt trời.

Trước đó, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California đã phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy có một thế giới khổng lồ, không được nhìn thấy ở rìa hệ Mặt trời của chúng ta.

Hành tinh thứ 9 theo các nhà khoa học tại Đại học Michigan có thể lớn hơn Trái đất 10 lần và quỹ đạo quay xung quanh Mặt trời kéo dài từ 10.000 đến 20.000 năm.

Bằng chứng của lý thuyết này là từ việc một vật thể đá lớn ở rìa hệ Mặt trời được đánh số ký hiệu là 2015 BP519 có một quỹ đạo lệch hoàn toàn khỏi mặt phẳng mà đa số các vật để quay quanh Mặt trời đang di chuyển.

"Đây không phải là một bằng chứng cho thấy Hành tinh thứ 9 tồn tại. Nhưng tôi sẽ nói rằng có một sự hiện diện của vật thể như thế này trong hệ Mặt trời của chúng ta làm củng cố thêm lý thuyết về sự tồn tại của Hành tinh thứ 9", Giáo sư David Gerdes nói.

Kim Ngân (theo Aol.)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghệ thông tin là ngành luôn ‘khát nhân lực’
1 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ngày 28.3, Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) cùng Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) đã tổ chức hội thảo chia sẻ về xu hướng ngành công nghệ thông tin và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hành tinh thứ 9 đang 'ẩn nấp' ở rìa hệ Mặt trời?