Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, do đồng bảng Anh hiện chỉ chiếm 2% trong cơ cấu nợ của Việt Nam nên việc đồng tiền này mất giá do tác động của Brexit sẽ giúp nợ công Việt Nam có lợi, dù rằng cũng có những thiệt hại nhất định.

Hậu Brexit, biến động tỷ giá chủ yếu có lợi cho nợ công Việt Nam

tuyetnhung | 03/07/2016, 15:06

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, do đồng bảng Anh hiện chỉ chiếm 2% trong cơ cấu nợ của Việt Nam nên việc đồng tiền này mất giá do tác động của Brexit sẽ giúp nợ công Việt Nam có lợi, dù rằng cũng có những thiệt hại nhất định.

Trao đổi với báo chí về tình trạng nợ công của Việt Nam sau tác động của Brexit tại cuộc họp báo của Bộ Tài chính diễn ra chiều 2.7, ông Võ Hữu Hiển, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nhận định rằngbiến động tỷ giá của các đồng tiền sau sự kiện Brexit chủ yếu làcó lợinợ công Việt Nam.

Ông Hiển cho biếthiện tại đồng bảng Anh đã mất giá khoảng 8% kể từ sau sự kiện Brexit;đồng euro, nhân dân tệ, USD cũng đang trong xu hướng giảm giá. Chỉ riêng có đồng yen của Nhật Bản tăng giá.

Chỉ rõ cơ cấu nợ của Việt Nam hiện tại, ông Hiển cho hay55% các khoản nợ hiện là tiền Việt Nam, 16% bằng USD, 13% bằng yen, còn euro chiếm 7%, có2% là số nợ bằng đồng bảng Anhvà phầncòn lại là những đồng tiền khác.

Theo ông Hiển, đồng bảng Anh chỉ chiếm 2% trong cơ cấu nợ của Việt Nam nhưngviệc đồng tiền này mất giá 8% cũng làm lợi choViệt Nam. Ngoài ra euro và USD mất giá cũng giúp Việt Nam có lợi về nợ công. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, đồng yenđang lên giá khiến mức nợ Việt Nam tăng theo.

Nói về tác động của Brexit tới thị trường chứng khoán Việt Nam, tại phiên họp Chính phủ ngày 30.6,Bộ trưởng Kế hoạch -Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biếtsự kiện Brexit đã ảnh hưởng nhất định tới thị trường ngoại hối và chứng khoán của Việt Nam. Tỷ giá VND/USD trong hệ thống các ngân hàng thương mại tăng nhẹ trong mấy ngày qua chủ yếu do yếu tố tâm lý từ việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU, nhưng vẫn trong biên độ cho phép.

Còn về thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Dũng nóingay sau khi có quyết định Anh rời EU, sàn chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đã có những phiên giảm liên tục. Riêng trong ngày Anh công bố kết quả trưng cầu dân ý về việc rời bỏ EU, Vn-Index có lúc giảm tới 34 điểm, mạnh nhất kể từ đầu năm. Toàn thị trường chốt phiên mất hơn 1tỉ USD ngày 26.6.

Đánh giá chung về tác động của sự kiện này với nền kinh tế, đại diệnBộ Ngoại giao nhận địnhtác động trực tiếp của Brexit không nhiều, nhưng tác động gián tiếp là có, chưa thể đánh giá được hết.

Tuy nhiên, để có phương án chuẩn bị trước, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng kiến nghị Chính phủ, trong quá trình Anh ra khỏi EU còn 2 năm, Việt Nam cần nghiên cứu ngay tác động gián tiếp từ sự kiện Brexit và tranh thủ cố gắng đẩy mạnh những chương trình hợp tác có sẵn với EU và Anh.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hậu Brexit, biến động tỷ giá chủ yếu có lợi cho nợ công Việt Nam