Mới đây, tên của hàng trăm người Mỹ đã xuất hiện trong các tài liệu bị rò rỉ trong vụ Panama Papers, trong đó có không ít người là doanh nhân đã bị Mỹ xử lý vì phạm tội trong lĩnh vực tài chính hay có dính líu vụ lừa đảo mang tên “Kế hoạch Ponzi”.

Hồ sơ Panama: Rò rỉ danh sách hàng trăm doanh nhân Mỹ lừa đảo

Cẩm Bình | 07/04/2016, 15:32

Mới đây, tên của hàng trăm người Mỹ đã xuất hiện trong các tài liệu bị rò rỉ trong vụ Panama Papers, trong đó có không ít người là doanh nhân đã bị Mỹ xử lý vì phạm tội trong lĩnh vực tài chính hay có dính líu vụ lừa đảo mang tên “Kế hoạch Ponzi”.

Cho đến nay, đã có tên của hơn 200 người Mỹ xuất hiện trong các tài liệu bị rò rỉ của công tyluật Mossack Fonseca (Panama) được tiết lộ bởi tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung vàHiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế ICIJ cùng nhiều phương tiện truyền thông khác.

Trong danh sách nàycó một sốngười đã về hưu và đem tiền đầu tư vào bất động sản ở Costa Rica và Panama, một số ít kháclà những người vốn đã bị cáo buộc phạmtội trong lĩnh vực tài chính hay liên quan đếnvụ lừa gạt thế kỷ mang tên “Kế hoạch Ponzi” tại Mỹ.

“Kế hoạch Ponzi”(Ponzi Scheme) là tên gọi để chỉ vụ lừa đảo tài chính lớn nhất lịch sử nước Mỹ do Bernard Madoff gây ra vào năm 2009. Theo đó, Madoff đã lừa đảo tài sản của nhiều nhà đầu tư khihứa hẹn sẽmang lại lợi nhuận cao cho họvới ít rủi ro.

Danh sách này đã được tờ McClatchy công bố mới đây,gồm:

Benjamin Wey,một nhà tài chính Phố Wall, Chủ tịch Tập đoàn New York Global. Vào tháng 9.2015, Wey đã bị buộc tội gian lận chứng khoán,lừa đảo,âm mưu và thực hiện rửa tiền bằng cách chuyển tài sản cho người thân để họ tiến hành các cuộc “sáp nhập” giữa các công ty Trung Quốc và những công ty bình phong ở Mỹ.Bằng cách làm này, Wey đã thu lợi phi pháp hàng chục triệu USD bằng cách thao túng giá cổ phiếu các công ty.

Theo bản cáo trạng, để thực hiện đươc việc theo túng giá cổ phiếu, Wey đã lập nhiều công ty bình phong ở nước ngoài với sự giúp đỡ của công ty luật Mossack Fonseca. Tuy nhiên, trên Twitter, Wey khẳng định không hề có bất cứ bằng chứng nào chứng minh Wey có lập và sở hữu, kiểm soát hay kýkết một tài khoản nào được lập ra bởi Mossack Fonseca.

Ông Preet Bharara, công tố viên New York, nói:“Ben Wey luôn tự cho mình là bậc thầy trong ngành, nhưng đến khi bị cáo buộc thì ông ta thực sự chỉ là bậc thầy của những mánh khóe thao túng”.

Trong năm 2015, Wey cũng đã từng làtâm điểm chú ý của dư luận khi bị tòa án tuyên phạt18 triệu USD vì tội quấy rối tình dục đối với Hanna Bouverg, một thực tập sinh của công ty.Bouverg cho biết, Wey đã 4 lần rủ rê mình quan hệ tình dục và đã sa thải cô khi biết cô có bạn trai. Phía Wey đã phủ nhận cáo buộc này và khẳng định đây là một hành động tống tiền.

Người Mỹ thứ hai xuất hiện trong tài liệu của Panama Papers là ông Igor Olenicoff, trùm bất động sản gốc Nga, cổ đông của công ty quản lý dầu mỏ Olen. Năm 2007, Olenicoff đã bị kết án hai năm tù và phải nộp phạt 52 triệu USD vì tội trốn thuế bằng cách chuyển 200 triệu USD sang cho một công ty bình phong ở nước ngoài. Công ty của Olenicoff tại bang California là chủ sở hữu của hàng ngàn khu dân cư và khu thương mại.

Năm 2014, ông trùm bất động sản này cũng đã phải trả 450.000 USD tiền đền bù cho tác giả bức điêu khắc Don Wakefield khi đã tự ý làm nhái tác phẩm này thành nhiều bản sao để trang trí các khu dân cư và khu thương mại.

Người thứ ba dính líu đến Panama Papers là Robert Miracle, sống tại thành phố Bellevue (bang Washington). Vào năm 2001, Miracle đã bị tuyên án 11 năm tù và 3 năm quản thúc tại gia vì tội gian lận thư tín và trốn thuế. Vụ của Miracle là một vụ nhỏ trong “Kế hoạch Ponzi”.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, theo như Miracle và các đồng sự khai báo, những công ty mà Miracle có cổ phầnnhư Laramie Petroleum, MCube Petroleum, Diski Limited Liability, Basilam Limited Liability, Halmahera - Rembang Limited Liability, đều kiếm tiền từ các hoạt độngphát triển mỏ dầu và cung cấp các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực dầu khí ở Indonesia. Tuy nhiên, Miracle đã dùng tiền của những nhà đầu tư sau để trả lợi nhuận cho những nhà đầu tư trước trong khi những công ty này về cơ bản đều không có hoạt động làm ăn gì cả.

Tính từ tháng 9.2004 đến tháng 10.2007, Miracle đã lừa đảo 65,3 triệu USD và chi 36,7 triệu USD cho các nhà đầu tư.Văn phòng Công tố Mỹ cho biết, số tiền còn lại quả thực có được sử dụng trong việc làm ăn trong ngành dầu khí ở Indonesia, nhưng ngoài ra còn bị Miracle chiếm dụng để ăn chơi xa xỉ.

Người Mỹ thứ tư là John Michael “Red" Crim, nhà đồng sáng lập Công ty Commonwealth (bang Texas). Vào năm 2008, Crim và đồng sự đã bị kết tội kêu gọi các nhà đầu tư dùng các quỹ giả mạo để lừa đảo Sở thuế vụ Mỹ IRS, trốn thuế 10 triệu USD.Cụ thể, Crim đã khuyến khích các nhà đầu tư gửi thu nhập và tài sản của mình vào những quỹ tín chấp để tránh phải đóng thuế thu nhập liên bang. Vì tội này, Crim đã bị xử 8 năm tù giam.

Danh sách mà tờ McClatchy công bố còn có Jonathan Kaplan, cựu giám đốc làm việc tại bang Massachusetts có dính líu đến một vụ hối lộ 8 năm về trước.Vào năm 2008, Kaplan, Phó chủ tịch Công ty iBasis chuyên cung cấp thẻ điện thoại trả trước,đã bị xử 8 năm tù vì hối lộ Fares Khraisat, một người gốc Jordan, là chủ sở hữu kiêm Giám đốc điều hành Công ty Zam-Zam Telecard có trụ sở tại Connecticut .

Cẩm Bình (theo USA Today)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ sơ Panama: Rò rỉ danh sách hàng trăm doanh nhân Mỹ lừa đảo