Trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt, chàng trai người Việt Hoàng Lê Giang đã chinh phục đỉnh núi Elbrus “nóc nhà châu Âu’ đúng vào dịp 2.9. "Giây phút đó tôi rất xúc động, mọi mệt nhọc như ngừng lại nhường chỗ cho cảm giác tự hào vì là người Việt Nam chinh phục "nóc nhà châu Âu", Giang nói.

Hoàng Lê Giang, phượt thủ Việt đầu tiên phất cờ tổ quốc trên nóc nhà châu Âu

thyhang | 04/09/2017, 14:49

Trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt, chàng trai người Việt Hoàng Lê Giang đã chinh phục đỉnh núi Elbrus “nóc nhà châu Âu’ đúng vào dịp 2.9. "Giây phút đó tôi rất xúc động, mọi mệt nhọc như ngừng lại nhường chỗ cho cảm giác tự hào vì là người Việt Nam chinh phục "nóc nhà châu Âu", Giang nói.

Đỉnh Elbrus nằm trên dãy núi Kavkaz hình thành khoảng hơn 20 triệu năm trước, do kết quả của va chạm mảng kiến tạo giữa mảng Ả Rập di chuyển về phía bắc với mảng Á-Âu.

"Kavkaz là ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á, là cung đường trekking thu hút nhiều dân leo núi chuyên nghiệp thế giới với thử thách lớn nhất là đỉnh Elbrus vốn có độ dốc thay đổi nhanh khiến người leo dù giàu kinh nghiệm cũng dễ say độ cao", Giang chia sẻ.

Vẻ đẹp của dãy núiKavkaz qua ống kính của Hoàng Lê Giang
Trong đoàn leo núi ngoài Hoàng Lê Giang còn có 17 bạn Malaysia, "một bác Julian 60 tuổi làm kế toán ở London và một bạn Justin nhỏ hơn mình 1 tuổi làm nghiên cứu địa chất cho dầu khí ở Manchester".

"Khoảng hơn 2 năm, khi biết đến hành trình 7 châu lục, tôi hy vọng là người Vệt Namđầu tiên đi đến 7 nước hoặc ít ra cũng truyền cảm hứng cho các bạn trẻ để làm được điều đó. Tôi đã tốn thời gian cách đây 2 năm để chuẩn bị thể lực và kinh phí cho chuyến đi này".

Hành trình chinh phục nóc nhà châu Âu của Hoàng Lê Giang gặp rất nhiều khó khăn, và anh phải mất 2 năm để chuẩn bị thể lực, kinh phí cho chuyến đi này
Hoàng Lê Giang trước hành trình leo núi

Nói về hành trình chinh phục “nóc nhà châu Âu” của mình, Giang cho biết, trong chuyến đi này chỉ có anh là người Việt Nam. Chuyến đi một mình và có chi phi khá cao nên buổi tối trước khi leo núi anh “nôn nao khó ngủ”.

"Tôi và đoàn leo núi đến từ nhiều quốc tịch (2 người Anh, 17 người Malaysia) tiến dần đến đỉnh Elbrus trong nhiều ngày qua giữa những trận bão tuyết trên dãy Kavkaz. Thời tiết biến đổi liên tục và rất xấu, mưa đá và bão lớn khiến hành trình càng khó, lịch trình bị ảnh hưởng và chi phí đội lên cao”.

"Khi lên đến đỉnh thì nhiệt độ âm 20 độ (-20oC), sức gió thổi 35km/h, tuyết dày lún dưới chân, nên có cảm giác như -35oC. Chính vì vậy mà đoàn Malaysia 17 bạn sau bỏ cuộc chỉ còn 3 bạn. Trong dự định, các bạn Malaysia sẽ leo lên đỉnh núi vào dịp quốc khánh Malaysia là 31.8 nhưng do bão chỉ còn một số ít, và bị trễ hơn so với dự kiến. Cũng do bão mà Giang lên được đỉnh núi vào ngày 2.9, âu cũng là chữ Duyên”.

Terskol khá yên ắng và hầu như ít thấy người nước ngoài. Không thấy nhà hàng hay quán xá gì

Giang cho biết thêm, vùng núi này thời tiết khắc nghiệt, bão và tuyết, lại hoang vu, để có sức khỏe leo núi Giang đã phải ép cơ thể ăn uống nhiều để có sức mà leo. Trước đó, anh đã phải chuẩn bị rất kỹ “đồ nghề” cho chuyến đi của mình.

Thời tiết khắc nghiệt, vào ban đêm, gió thổi mạnh, tuyết dày khiến cho nhiệt độ có cảm giác lên đến -35 độ C

Hành trình đi chinh phục nóc nhà châu âu của Giang gặp rất nhiều khó khăn. Anh chia sẻ với Một Thế Giới rằng: “Một trong những khó khăn của hành trình này là việc xin visa qua Nga. Họ thắc mắc tại sao tôi lại đến một vùng hẻo lánh, ít khách du lịch. Rồi chi phí, thời gian, tôi lại đi có một mình. Bay qua Moscow rồi tôi phải đi xe buýt mới đến được khu vực leo núi.

Terskol thuộc vùng theo đạo Hồi, từ Moscow bay 2 tiếng 30 phút đến Mineralyne Vody rồi đi xe taxi hơn 200km để vào, đường đi vào an ninh cũng thắt chặt chắc do vùng Balkaria, dãy Kavka nhạy cảm. Nhiệt độ từ 3 đến 17 độ C.

Thêm nữa, do chi phí thấpnên số ngày leo núi ngắn, tôi bắt đầu vào ngày 25.8, dự kiến leo đến đỉnh núi là ngày 31.8 nhưng gặp bão và tuyết nên phải trì hoãn lại đến 2 ngày sau.

Đoàn phải leo lúc 1 – 2g sáng, cơ thể không ngủ đủ giấc nên rất mệt. gió lớn, mưa đá và tuyết dành, đoàn di chuyển ngươc gió khiến cơ thể tôi mệt lả”.

Hành trình đi qua khu rừng thông và tùng mát rượi, vượt qua trảng cỏ đầy hoa.
Hoàng Lê Giang: "Tôi hít căng lồng ngực không khí trong lành của núi non, trải tầm mắt lên những triền đồi xanh mướt. Nghe tiếng suối chảy đằng xa, tiếng dế réo rắt .Có một mùi rất lạ trong không khí : mùi của khát vọng và tự do".​

Trích Nhật ký chinh phục Nóc nhà châu Âu của mình, Giang cho biết: Nếu leo núi là một môn thể thao thì đó là 1 môn không huy chương, không vỗ tay và đấu trường khắc nghiệt. Tôi đi leo núi không phải tìm kiếm vinh quang ở một hoạt động thể thao xa lạ với dân mình mà đi để thử thách bản thân, để chiêm ngưỡng thế giới.

Khi đoàn Malaysia xuất phát cùng quyết định bỏ về gần hết do tuyết quá dày khó đi và gió lớn, khi người Nga bảo tôi đừng đi nữa ở 5.300m vì thấy tôi đã quá mệt. Tôi nghĩ thầm họ chưa từng gặp Hoàng Lê Giang. Cơ thể mềm như bún, bắt đầu đi từ 1g sáng đến gần 10g, vừa thiếu ngủ vừa thiếu oxy và gió lớn khiến tôi nghĩ mình cũng khó lòng lên tới nhưng tôi thử cố thêm 1 bước rồi 1 bước. Khi rút lá cờ trong túi ra, tôi thật sự xúc động vì mình đã chứng minh một lần nữa người Việt làm được.
Ngày 2 tháng 9, thật ra là tình cờ do bị trễ lịch, tôi đã đem lá cờ tổ quốc đứng trên nóc nhà châu Âu.

Phượt thủ Hoàng Lê Giang trong giây phút xúc động

Sau hành trình này, Giang 6 tiếng di chuyển xuống núi, dừng chân độ cao 3.800m, điểm cắm trại và từ đó có xe chuyên dụng đưa về nơi an toàn.

Hoàng Lê Giang là phượt thủ khá nổi tiếng ở Việt Nam. Ở tuổi 29 anh đã đi 33 nước, chinh phục rất nhiều ngọn núi cao,trong đó có rất nhiều nơi anh đã đến nhiều lần như Himalaya và Nepal. “

"Sắp tới, tôi sẽ quay trở lại Nepal và sau đó sẽ là Iceland, châu Phi để leo ngọn núi cao nhất ở châu Phi, nếu đủ dành tiền”, Giang cho biết.

Nhật Hạ (Ảnh: NVCC)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
12 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoàng Lê Giang, phượt thủ Việt đầu tiên phất cờ tổ quốc trên nóc nhà châu Âu