Ngay sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống COVID-19 của Tổng thống Donald Trump, Hollywood đang đứng trước cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ.

Hollywood rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì COVID-19

Chí Thiện - bài | 16/03/2020, 06:44

Ngay sau tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống COVID-19 của Tổng thống Donald Trump, Hollywood đang đứng trước cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ.

Bất chấp COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới, Hollywood vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Disney vẫn tổ chức buổi công chiếu bom tấn Mulan tại Los Angeles như dự định. Thế nhưng, việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống COVID-19 kèm theo lệnh cấm du lịch đến châu Âu vào ngày 13.3 đã khiến Disney đánh mất thị trường béo bở này.

Trong bối cảnh 70.000 rạp tại Trung Quốc vẫn đóng cửa và thị trường nội địa biến chuyển từng ngày, Disney không còn cách nào khác phải hoãn ngày ra mắt của Mulan và vài phim khác.

Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 và là thị trường điện ảnh lớn thứ 2 thế giới

Việc dời ngày ra mắt của No Time to Die sang tháng 11 đã khiến MGM này tiêu tốn từ 30 triệu USD đến 50 triệu USD cho các chi phí đã chi. Paramount cũng mất 30 triệu USD vì lý do tương tự với A Quite Place Part II. Fast and Furious 9 của Universl (dời sang năm 2021) thì chỉ mất khoảng 15 triệu USD bởi ngày công chiếu còn khá xa.

Đây là phương án khả thi nhất trong thời điểm hiện tại. Bởi nếu vẫn kiên quyết cho ra rạp, khả năng rất cao là các studio sẽ lỗ vốn do COVID-19 đã lan ra hơn 120 quốc gia và ảnh hưởng nặng nề đến những thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Pháp…

Universal vừa tuyên bố ngưng sản xuất toàn bộ các dự án của mình. Hai bom tấn bị gián đoạn là Jurassic World: DominionFlint Strong. “Chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ đưa ra quyết định khi nào sẽ sản xuất trở lại trong những tuần tới", đại diện hãng phim cho biết trong một tuyên bố vào tối thứ Sáu.

Netflix đã đình chỉ việc sản xuất phim truyện ở Mỹ và Canada. Sony ngưng sản xuất phim The Nightingale có sự tham gia diễn xuất của Dakota và Elle Fanning. Trong khi đó, Warner Bros cũng tạm dừng sản xuất phim tiểu sử về Elvis Presley sau khi diễn viên chính - Tom Hanks - dương tính với COVID-19 cùng vợ Rita Wilson tại Úc.

Disney hôm thứ Sáu cho biết việc ghi hình phim Shang-Chi and the Legend of the Ten Rings (thuộc vũ trụ điện ảnh Marvel) tại Úc và phim Little Mermaid tại London sẽ tạm ngưng trong thời gian ngắn cho đến khi có thông báo chính thức. Mặc dù vậy, tiền thuê nhân công và địa điểm vẫn phải được trả đều đặn. Ước tính, chi phí vào khoảng 350,000 USD/1 ngày cho hai phim.

Ý là quốc gia có lượng bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhiều thứ nhì trên thế giới

Không rõ những thiệt hại kể trên có được chi trả bởi bảo hiểm hay không. “Nếu doanh thu bị giảm do ngừng hoạt động hoặc giảm quy mô hoạt động, bảo hiểm có thể sẽ chi trả hạn chế dựa vào các chính sách tài sản. Thế nhưng, bệnh truyền nhiễm có thể không được tính đến", luật sư John Tomlinson chuyên về bảo hiểm và quản lý rủi ro cho biết.

Không chỉ Hollywood và lĩnh vực truyền hình, sân khấu kịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính, việc dừng hoạt động trong 1 tháng sẽ khiến Broadway tổn thất 100 triệu USD. Tệ hơn, các diễn viên cũng không còn công việc khác để làm khi điện ảnh và truyền hình cũng bị đình trệ.

Liên minh quốc tế các nhân viên sân khấu (IATSE) đang thúc giục chính phủ liên bang giải quyết vấn đề kinh tế cho các nhân viên có các sự kiện và dự án bị hủy vì đại dịch.

“Ngay bây giờ, hàng ngàn thành viên của chúng tôi trên tất cả các lĩnh vực giải trí đang gặp khó khăn về tài chính vì lệnh hủy bỏ bắt buộc của chính phủ. Chúng tôi không nên bị thiệt hại trong cuộc chiến chống lại COVID-19”, Matthew D. Loeb - chủ tịch của IATSE - cho biết. “Các nghiên cứu kinh tế đã chứng minh rằng ngành công nghiệp giải trí có tác động sâu rộng đến nền kinh tế quốc gia. Chỉ riêng sản xuất phim và truyền hình đã bơm 49 tỉUSD vào các doanh nghiệp địa phương mỗi năm và ngành công nghiệp giải trí nói chung hỗ trợ 2,1 triệu việc làm tại các thành phố và tiểu bang”.

Liên đoàn các nhạc sĩ Mỹ (AFM) cũng cân nhắc việc này. "Để giảm thiểu thiệt hại COVID-19 gây ra cho các nhạc sĩ. AFM kêu gọi Quốc hội và các nhà lập pháp hành động ngay lập tức để cung cấp cứu trợ kinh tế bao gồm mở rộng trợ cấp nghỉ việc, trợ cấp thất nghiệp, và một lệnh cấm ngay lập tức về việc trục xuất, tịch thu nhà và ”, Ray Hair – chủ tịch AFM – cho biết.

Các công đoàn giải trí khác dường như không tham gia kêu gọi cứu trợ từ chính phủ.

Ảnh hưởng kinh tế của COVID-19 tại Mỹ còn lâu mới có thống kê chính thức. Tuy nhiên, theo Hollywood Reporter, khủng hoảng lần này không giống bất cứ điều gì Hollywood trải qua trước đó và ngay cả khi mọi thứ không chuyển biến tệ hơn, tổn thất rất có thể sẽ lên đến 11 con số.

Cho đến nay, COVID-19 đã làm phòng vé toàn cầu bốc hơi 7 tỉ USD. Nếu tính luôn cả tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm thì con số này là 17 tỉ USD. Trong trường hợp đại dịch không được ngăn chặn khi mùa phim hè đến, thiệt hại sẽ là rất lớn.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hollywood rơi vào khủng hoảng trầm trọng vì COVID-19