Dự thảo “Nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc về thiết lập cơ chế pháp luật và cơ chế chấp hành hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia toàn diện tại đặc khu hành chính Hồng Kông” chính thức được đưa ra xem xét. Hoạt động biểu quyết thông qua dự kiến diễn ra vào ngày 28.5.

Hồng Kông chịu sức ép ban hành luật an ninh

22/05/2020, 15:45

Dự thảo “Nghị quyết của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc về thiết lập cơ chế pháp luật và cơ chế chấp hành hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia toàn diện tại đặc khu hành chính Hồng Kông” chính thức được đưa ra xem xét. Hoạt động biểu quyết thông qua dự kiến diễn ra vào ngày 28.5.

Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga dự kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Phát biểu giải thích dự thảo nghị quyết, Phó chủ tịch Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Vương Thần cho biết quá trình thực hiện “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông gặp phải một số vấn đề mới, thử thách mới.

“Trong đó nổi bật nhất là vấn đề rủi ro an ninh quốc gia. Năm 2019 các thế lực phản động công khai tuyên truyền chủ trương đòi độc lập, tự quyết đồng thời tổ chức hàng loạt hoạt động phá hoại - chia rẽ, công khai sỉ nhục quốc kỳ và quốc huy, xúi giục người dân chống Trung Quốc lẫn chống đảng, kỳ thị người đại lục tại Hồng Kông, cố tình phá vỡ trật tự xã hội, dùng bạo lực đối đầu cảnh sát, phá hoại cơ sở - tài sản công, gây ảnh hưởng hoạt động lập pháp lẫn hành pháp”, Phó chủ tịch Vương nói.

Ông còn cáo buộc thế lực bên ngoài bằng nhiều hình thức can thiệp và gây rối Hồng Kông, câu kết, hậu thuẫn, bảo vệ các thế lực phản động bên trong, lợi dụng đặc khu gây hại cho an ninh quốc gia Trung Quốc.

Tình hình mới đặt ra yêu cầu duy trì và cải thiện hệ thống “một quốc gia, hai chế độ” theo hướng đảm bảo cả quyền tự trị của đặc khu lẫn quyền quản lý của trung ương, tăng cường công tác thiết lập và chấp hành hoạt động bảo vệ an ninh, chủ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của quốc gia.

Phó chủ tịch Vương cũng nhấn mạnh việc Điều 23 Luật cơ bản (bộ luật tối cao của Hồng Kông) - cấm tuyệt đối những hành vi bị cho là phản quốc hay lật đổ chính quyền - nhiều lần bị trì hoãn đưa vào áp dụng khiến hàng loạt quy định liên quan khó lòng thực thi, tạo nên tình trạng cơ chế pháp luật và cơ chế chấp hành hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia tại đặc khu không toàn diện, không phù hợp. Đây là điều kiện cho hành động gây hại an ninh quốc gia ở Hồng Kông ngày càng mạnh mẽ.

Vì vậy, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc quyết định xây dựng luật liên quan đến thiết lập cơ chế pháp luật và cơ chế chấp hành hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia toàn diện. Luật này sẽ được đưa vào Phụ lục 3 đi kèm Luật cơ bản, do chính quyền Hồng Kông chịu trách nhiệm công bố thực hiện.

Ngày 22.5, người dân Hồng Kông xuống đường tỏ ý phản đối ban hành một luật an ninh nhằm thực thi Điều 23 Luật cơ bản - Ảnh: Reuters

Bản dự thảo tổng cộng có 7 điều với nội dung chính là kiên quyết giữ vững “một quốc gia, hai chế độ”, phản đối can thiệp từ bên ngoài dưới bất cứ hình thức nào, nếu có sẽ triển khai biện pháp cần thiết để đối phó, hối thúc chính quyền Hồng Kông sớm ban hành luật bảo vệ an ninh quốc gia dựa trên Luật cơ bản, các cơ quan chức năng tại đặc khu căn cứ luật tiến hành ngăn chặn và trừng phạt hành vi gây hại an ninh.

Nỗ lực ban hành một luật an ninh nhằm thực thi Điều 23 Luật cơ bản từng được cựu Đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa thúc đẩy năm 2003 nhưng vì người dân phản đối mạnh mẽ nên phải hoãn lại.

Đặc khu trưởng đương nhiệm Lâm Trịnh Nguyệt Nga trước đó tuyên bố chính quyền của bà có trách nhiệm ban hành một đạo luật an ninh theo Điều 23 và bà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.

Một số nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết giới chức Bắc Kinh tin rằng Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) hiện tại khó chấp nhận thông qua đạo luật an ninh nên quyết định chuyển trách nhiệm này cho Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, bỏ qua LegCo trực tiếp áp dụng luật tại đặc khu.

Phát biểu về nghị quyết trên, đặc khu trưởng Lâm cho hay động thái của chính quyền Bắc Kinh chỉ nhằm mục đích xử lý những hoạt động phạm pháp mà họ xác định đe dọa đến an ninh. Chính quyền Hồng Kông cũng lên tiếng đảm bảo tính độc lập về tư pháp, vị thế của đặc khu sẽ không bị ảnh hưởng.

Về quan hệ với Đài Loan

Cũng trong phiên khai mạc kỳ họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ kêu gọi người dân Đài Loan thúc đẩy quá trình thống nhất hai bờ, phản đối đòi độc lập cho hòn đảo tự trị.

Lời kêu gọi được đưa ra không lâu sau khi nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói rõ không chấp nhận áp dụng “một quốc gia, hai chế độ”. Bà khẳng định hai bên có nghĩa vụ tìm cách cùng tồn tại lâu dài và ngăn chặn khác biệt, đối kháng gia tăng.

Cẩm Bình (theo Tân Hoa Xã, SCMP, Reuters)

Bài liên quan
Chuyên gia tự tin Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nước đầu tiên lấy mẫu từ sao Hỏa về Trái đất
Wu Weiren, nhà thiết kế chính của Chinese Lunar Exploration Programme (Chương trình Thám hiểm Mặt trăng Trung Quốc), dự đoán nước này có thể đánh bại Mỹ trong cuộc đua đưa đá từ sao Hỏa về Trái đất. Đây là gợi ý đầu tiên như vậy từ các cơ quan vũ trụ của Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồng Kông chịu sức ép ban hành luật an ninh