“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Huawei quyết định bán thương hiệu điện thoại bình dân Honor trong nỗ lực cứu vãn tình hình kinh doanh gặp khó khăn do hàng loạt trừng phạt từ Mỹ.

Huawei bán lại thương hiệu điện thoại Honor

Cẩm Bình | 18/11/2020, 11:15

“Ông lớn” công nghệ Trung Quốc Huawei quyết định bán thương hiệu điện thoại bình dân Honor trong nỗ lực cứu vãn tình hình kinh doanh gặp khó khăn do hàng loạt trừng phạt từ Mỹ.

Động thái trên nhằm mục đích giữ cho Honor tồn tại, bằng cách tách biệt dòng điện thoại này khỏi bất cứ mảng kinh doanh nào của Huawei. Những lệnh trừng phạt do Mỹ ban hành khiến tập đoàn Trung Quốc hiện rất khó tiếp cận nguồn cung chip xử lý hay công nghệ liên quan.

Huawei không tiết lộ thông tin tài chính của thương vụ mà chỉ cho biết tập đoàn sẽ không nắm giữ bất cứ cổ phần nào sau khi mua bán hoàn tất. Bên mua là một công ty thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thẩm Quyến cùng với nhóm 30 nhà bán lẻ Honor thành lập nên. Theo một số đồn đoán thì thương vụ trị giá 15 tỉ USD.

Sau khi bán Honor, Huawei vẫn còn nắm trong tay dòng điện thoại cao cấp chủ lực lấy tên của chính công ty. Chưa rõ công ty mua dòng điện thoại Honor có lên kế hoạch mua chip dùng công nghệ Mỹ và các dịch vụ phổ biến của Google hay không. Tuy nhiên, các hãng điện thoại Trung Quốc khác như Xiaomi, Oppo, Vivo không bị các hạn chế như Huawei.

honor-9x-pro-logo.jpg
Honor là dòng điện thoại bình dân bán rất chạy của Huawei - Ảnh: Android Authority

Huawei là tâm điểm căng thẳng Mỹ - Trung trên lĩnh vực công nghệ và an ninh. Với cáo buộc sản phẩm Huawei tạo điều kiện cho giới chức Bắc Kinh tiến hành hoạt động gián điệp, chính quyền Washington liên tiếp tung ra hàng loạt hạn chế làm cho tập đoàn Trung Quốc khó khăn trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Họ còn không ngừng vận động đồng minh cùng đối tác tẩy chay Huawei (nhiều quốc gia đã hưởng ứng).

Vì động thái của Mỹ, những nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom, TSMC đều không dám nhận đơn hàng sản xuất cho Huawei nữa.

china-us-investment-ban-32025-jpg-1605572483.jpg
Huawei chật vật vì những trừng phạt do Mỹ ban hành - Ảnh: AP

Trang Nikkei Asian Review cuối tháng 5 từng tiết lộ Huawei từ cuối năm 2019 đã chuẩn bị cho kịch bản xấu bằng cách dự trữ chip đủ cho sản xuất thiết bị hơn một năm. Ngoài TSMC thì tập đoàn còn ký hợp đồng với công ty Win (Đài Loan) và nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC, hợp tác thiết kế chip với đơn vị châu Âu STMicroelectronics. Tuy nhiên nỗ lực trên đều không thể giải quyết nhu cầu sản xuất vài loại chip quan trọng.

Huawei trước đó báo cáo doanh thu 9 tháng của năm 2020 tăng 9,9% lên 100,4 tỉ USD – mức tăng trưởng đã giảm đi so với nửa đầu năm (tăng 13,1%).

Doanh số bán hàng tại nước ngoài bị thiệt hại nặng nề. Tập đoàn thông báo loại bỏ linh kiện Mỹ khỏi một số sản phẩm chủ chốt, tuy nhiên giám đốc điều hành mảng thiết bị tiêu dùng Dư Thừa Đông (Richard Yu) vào tháng 8 thừa nhận nguồn dự trữ chip điện thoại đang cạn kiệt.

Bài liên quan
Bộ trưởng Thương mại Raimondo: Kirin 9000s trong Huawei Mate 60 chậm hơn nhiều so với chip Mỹ
Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ, khẳng định chip cung cấp năng lượng cho Huawei Mate 60 Pro không tiên tiến bằng chip của Mỹ. Theo bà, điều này cho thấy việc Mỹ trừng phạt gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc đang có hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao
3 giờ trước Tài chính và đầu tư
Thủ tướng yêu cầu tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là đối với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Huawei bán lại thương hiệu điện thoại Honor