Hướng tới hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Thu Anh | 09/07/2021, 13:45

Hướng tới hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng

Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 18.5.2016, giao Bộ KH-CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban, ngành, địa phương… triển khai.

Theo Bộ KH-CN, trong giai đoạn 2016 – 2020, qua gần 5 năm triển khai, Đề án 844 đã tiến hành tiếp nhận hơn 200 hồ sơ của các tổ chức tham gia thực hiện nhiệm vụ, tổ chức tuyển chọn 59 đơn vị chủ trì và 56 đơn vị phối hợp có năng lực, kinh nghiệm để triển khai 94 nhiệm vụ của Đề án trên toàn quốc.

Trọng tâm hướng tới bước đầu hình thành nền tảng cho hệ sinh thái phát triển, tập trung vào các nhiệm vụ, bao gồm đào tạo, nâng cao năng lực cho các chủ thể của hệ sinh thái, truyền thông nâng cao nhận thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, liên kết hoạt động của một số đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong nước, hướng tới quốc tế.

huong-toi-phat-trien-mang-luoi-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia.png
Nền tảng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã từng bước hình thành - Ảnh: Internet

“Đến nay, nền tảng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đã từng bước hình thành, trong đó 53 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, chương trình, đề án triển khai Đề án 844 sử dụng nguồn ngân sách địa phương; hơn 300 sự kiện về khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức hàng năm; nhiều Trường đại học, cao đẳng, Viện nghiên cứu… đã tích cực tham gia”, Bộ KH-CN nêu rõ.

Bằng nhiều nỗ lực, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia (GII) liên tục tăng hạng, đứng đầu trong nhóm các quốc gia đang phát triển.

Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động toàn diện và sâu rộng đến mọi mặt của kinh tế, xã hội, sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, trực tiếp là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, COVID-19 còn hạn chế khả năng tiếp cận nguồn lực từ quốc tế, hạn chế sự tương tác, trao đổi kinh doanh… , nhưng Bộ KH-CN cho rằng đây cũng là động lực cho đổi mới sáng tạo; là cơ hội cho ứng dụng KH-CN và đổi mới sáng tạo.

huong-toi-phat-trien-mang-luoi-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia.jpg
Techfest Việt Nam là sự kiện được tổ chức hàng năm do Bộ KH-CN chủ trì - Ảnh: T.Anh

Khai thác hiệu quả sự phát triển của KH-CN

Nhằm thực hiện mục tiêu kép “Vừa phát triển kinh tế, vừa lo chống dịch”, các nhiệm vụ của Đề án 844 trong giai đoạn 2021 – 2025 và cụ thể được thực hiện từ năm 2021/2022 sẽ được thiết kế trọng tâm vào các vấn đề chính.

Cụ thể, triển khai tích cực các nhiệm vụ được giao liên quan đến hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, hướng tới hình thành và phát triển hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hỗ trợ hình thành và phát triển các mô hình liên kết thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại các Trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Viện nghiên cứu, hướng tới hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo theo lĩnh vực chuyên sâu trong lĩnh vực Kinh tế chia sẻ, chuyển đổi số, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo…

huong-toi-phat-trien-mang-luoi-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-quoc-gia-3-.jpg
Các hội thảo xoay quanh khởi nghiệp sáng tạo nhận được nhiều sự quan tâm - Ảnh: T.Anh

Khuyến khích phát triển các nền tảng kết nối, đổi mới sáng tạo nhằm khai thác có hiệu quả sự phát triển của KH-CN; ưu tiên các dự án hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; huy động tối đa sự sáng tạo và nguồn lực từ khu vực tư nhân hỗ trợ, đầu tư, triển khai các hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia…

Trên cơ sở đó, Bộ KH-CN công bố danh mục nhiệm vụ hàng năm, định kỳ để tuyển chọn thuộc Đề án 844 bắt đầu thực hiện từ năm 2021/2022. Danh mục nhiệm vụ bao gồm 3 nhóm nhiệm vụ chính. Nhóm nhiệm vụ đào tạo, nâng cao năng lực cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến, tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của Việt Nam.

Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của một số cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp thiết bị dùng chung. Nhóm nhiệm vụ phát triển thị trường, kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới; kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tham gia các khóa huấn luyện tập trung ngắn hạn tại một số tổ chức thúc đẩy kinh doanh uy tín ở nước ngoài.

Bài liên quan
‘Tăng tốc khởi nghiệp’ và tạo động lực cho sinh viên khởi nghiệp sáng tạo
Nhiều chương trình hỗ trợ các startup ở giai đoạn đầu tại Việt Nam và tạo động lực cho sinh viên khởi nghiệp sáng tạo đã chính thức được công bố.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hướng tới phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia