Nhà dịch tễ học cảnh báo điều tồi tệ nhất sẽ đến khi Indonesia phải hứng chịu một đợt gia tăng ca COVID-19 kỷ lục khác.

Indonesia lập kỷ lục COVID-19 tồi tệ do biến thể Delta, có thể tăng lên 50.000-100.000 ca/ngày

Nhân Hoàng | 24/06/2021, 22:35

Nhà dịch tễ học cảnh báo điều tồi tệ nhất sẽ đến khi Indonesia phải hứng chịu một đợt gia tăng ca COVID-19 kỷ lục khác.

Tình hình đại dịch của Indonesia nhanh chóng xấu đi hôm 24.6 khi quốc gia này xác nhận số ca COVID-19 cao kỷ lục hàng ngày là 20.574, tăng hơn 5.000 trường hợp so với ngày trước đó.

Thủ đô Jakarta có nhiều ca mắc COVID-19 mới nhất với 7.505, tiếp theo là Trung Java (4.384) và Tây Java (3.053).

Con số này đưa số ca COVID-19 tích lũy của Indonesia lên tới 2.053.995, nhiều nhất Đông Nam Á. Trong 24 giờ qua, 355 ca chết do COVID-19 cũng được báo cáo ở Indonesia, nâng tổng số người chết lên 55.949.

Làn sóng COVID-19 thứ hai ở Indonesia đang ngày càng bùng phát sâu rộng. Chính phủ đang cố gắng duy trì hoạt động của nền kinh tế bằng cách không thực hiện các biện pháp phong tỏa, đồng thời triển khai một đợt tiêm chủng lớn để bảo vệ cuộc sống. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo rằng sự lây lan của biến thể Delta đồng nghĩa là tình hình có thể sẽ xấu đi.

Dicky Budiman, nhà dịch tễ học tại Đại học Griffith của Úc, nói: “Từ các tính toán về điều kiện thử nghiệm ở Indonesia, các ca được báo cáo chỉ bằng khoảng 20% ​​đến 30% các trường hợp thực tế. Từ tỷ lệ dương tính với COVID-19, Indonesia có thể có 50.000 đến 100.000 ca mỗi ngày".

"Chúng tôi dự đoán rằng các trường hợp sẽ tiếp tục tăng cho đến cuối tháng 6 và một sự lây lan lớn của biến thể Delta mới sẽ xảy ra vào tháng tới, có thể kéo dài đến giữa đến cuối tháng 7", ông nói thêm.

indonesia-lap-ky-luc-covid-19-toi-te-co-the-tang-len-50000-100000-ca-moi-ngay.jpg
Một phụ nữ đi ngang qua bức tranh tường thúc đẩy nhận thức về sự bùng phát COVID-19 ở Jakarta, Indonesia 

Chính phủ Indonesia đang đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người, khoảng 70% dân số, trong khoảng 1 năm để đạt được miễn dịch cộng đồng, nhưng tiến độ diễn ra rất chậm. Kể từ khi chương trình tiêm chủng bắt đầu vào tháng 1.2021, chỉ có 8,9% dân số đã được tiêm ít nhất một mũi, theo Our World in Data.

Là quốc gia bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 muộn hơn Indonesia, Malaysia đã tiêm chủng cho 14,1% dân số, trong khi Thái Lan, quốc gia mới bắt đầu chương trình vào tháng 3.2021, đã đạt tỷ lệ tiêm chủng 8,3%.

Abdul Kadir, Tổng giám đốc các dịch vụ y tế của Bộ Y tế, nói trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 24.6: "Hiện nay sự gia tăng các ca bệnh mới có vẻ theo cấp số nhân và không thể cân bằng bằng việc bổ sung thêm giường”. Ông nói thêm rằng sự lựa chọn để đối phó với sự gia tăng ca bệnh là chuyển đổi các phòng cấp cứu ở bệnh viện thành phòng điều trị COVID-19, cũng như lấp đầy các cơ sở của thị trấn như phòng họp với giường.

"Đây là thách thức vì nó đã khác so với năm ngoái trong giai đoạn đầu của đại dịch, nơi bệnh nhân không mắc COVID-19 giảm vì tránh bệnh viện. Nhưng bây giờ, họ cần được điều trị và với sự gia tăng ca bệnh, số lượng bệnh nhân cần được xử lý tăng lên đáng kể", Abdul Kadir cho hay.

Chính phủ Indonesia dự kiến ​​các vụ việc sẽ gia tăng sau kỳ nghỉ lễ Hồi giáo Idul Fitri (Eid al-Fitr) vào giữa tháng 5.2021, vì các hạn chế đi lại được áp dụng trước và sau kỳ nghỉ không thể ngăn cản tất cả những người muốn đi du lịch về quê hương và làng mạc của họ.

Sự gia tăng ca COVID-19 khiến chính phủ Indonesia hôm 21.6 thông báo thắt chặt các hạn chế xã hội cấp khu vực lân cận trong các "vùng đỏ" có nguy cơ cao từ 22.6 trong hai tuần. Các văn phòng, nhà hàng, quán cà phê và trung tâm thương mại sẽ chỉ được phép hoạt động ở mức 25% công suất. Tính đến 24.6, 29 khu vực đã được xác định là vùng đỏ, bao gồm cả các khu vực của Jakarta.

Cộng đồng y tế đã kêu gọi các hạn chế xã hội rộng rãi hơn. Thế nhưng, Tổng thống Joko Widodo nói các hạn chế xã hội cấp khu vực lân cận "vẫn là chính sách phù hợp nhất với bối cảnh hiện tại để kiểm soát COVID-19, vì có thể chạy mà không làm người dân bị ảnh hưởng nền kinh tế".

Tổng thống Joko Widodo không muốn thực hiện các hạn chế xã hội rộng lớn hơn cùng với "niềm tin của ông rằng Indonesia có thể nhanh chóng tiêm chủng để thoát khỏi khó khăn, có nguy cơ kéo dài đợt bùng phát COVID-19 ngày càng tồi tệ", Tổ chức Eurasia Group cho biết bản ghi nhớ vào đầu tuần này.

"Nếu đất nước rơi vào khủng hoảng toàn diện thì quyền lực của Joko Widodo sẽ bị suy giảm đáng kể. Điều này sẽ cản trở chương trình cải cách kinh tế của ông ấy, bao gồm cả việc sửa đổi lớn các quy định về thuế, lĩnh vực tài chính và có lẽ là triển vọng của thủ đô mới ở đảo Borneo”, Eurasia Group nhận định.

Bài liên quan
Đã tiêm vắc xin Trung Quốc, hơn 350 bác sĩ và nhân viên y tế Indonesia vẫn mắc COVID-19, hàng chục người nhập viện
Hơn 350 bác sĩ và nhân viên y tế ở Indonesia đã mắc COVID-19 dù được tiêm vắc xin CoronaVac của Sinovac (Trung Quốc) và hàng chục người đã phải nhập viện, gây lo ngại về hiệu quả của vắc xin chống lại các biến thể lây nhiễm nhanh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Indonesia lập kỷ lục COVID-19 tồi tệ do biến thể Delta, có thể tăng lên 50.000-100.000 ca/ngày