Israel và UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, trong đó Israel đồng ý đình chỉ các kế hoạch gây tranh cãi nhằm sát nhập các phần của Bờ Tây bị chiếm đóng.

Israel và UAE đi đến thỏa thuận có tính lịch sử là chiến thắng của Tổng thống Mỹ

Hoàng Phương | 15/08/2020, 12:58

Israel và UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã đạt được thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, trong đó Israel đồng ý đình chỉ các kế hoạch gây tranh cãi nhằm sát nhập các phần của Bờ Tây bị chiếm đóng.

Trong một tuyên bố bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã làm trung gian cho thỏa thuận này, các nước gọi hiệp định này là "có tính lịch sử" và là bước đột phá hướng tới hòa bình.Trước thời điểm này Israel chưa từng có quan hệ ngoại giao với các nước Ả Rập vùng Vịnh.Nhưng những lo lắng chung về Iran đã dẫn đến các cuộc đàm phán không chính thức giữa các nước này.

Theo báo cáo thì các nhà lãnh đạo Palestine đã bị bất ngờ. Người phát ngôn của Tổng thống Mahmoud Abbas cho biết thỏa thuận này là "phản bội", và đại sứ Palestine tại UAE đang bị triệu hồi.Tổng thống Trump gọi thỏa thuận giữa Thủ tướng Netanyahu và Thái tử Abu Dhabi Mohammed Al Nahyan là "một khoảnh khắc có tính lịch sử đích thực". Đây mới chỉ là thỏa thuận hòa bình Israel-Ả Rập thứ ba kể từ khi Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, sau Ai Cập và Jordan.“Bây giờ thì tiền đề đã được lập ra, tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia Ả Rập và Hồi giáo tiếp bước Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất,” ông nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục và cho biết sẽ có một buổi lễ ký kết tại Nhà Trắng trong những tuần tới.

Trước đó, để hồi đáp thông báo trong dòng tweet của Tổng thống Trump, ông Netanyahu đã viết bằng tiếng Do Thái: "Một ngày trọng đại".Một chiến thắng trong chính sách đối ngoại?Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Netanyahu nói rằng ông đã "trì hoãn" các kế hoạch sáp nhập Bờ Tây, nhưng những kế hoạch đó vẫn "còn hiệu lực". Việc sáp nhập sẽ khiến một số khu vực Bờ Tây chính thức là một phần của Israel.

"Không có gì thay đổi trong kế hoạch của tôi trong việc áp dụng chủ quyền của chúng tôi đối với Judea và Samaria tại Bờ Tây dưới sự phối hợp hoàn toàn với Mỹ. Tôi cam kết điều đó. Kế hoạch không thay đổi. Tôi xin nhắc rằng tôi là người đã đặt vấn đề về chủ quyền đối với Judea và Samaria. Vấn đề này vẫn còn hiệu lực", ông ấy nói.

Ông Netanyahu cho biết Israel sẽ hợp tác với UAE trong việc phát triển vắc-xin coronavirus, năng lượng, nước, bảo vệ môi trường và nhiều lĩnh vực khác.

Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có thể đồng nghĩa với một chiến thắng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, người sẽ tái tranh cử vào tháng 11, đồng thời tạo “điểm cộng” cho Thủ tướng Netanyahu, người đang bị xét xử trước những cáo buộc tham nhũng.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhận thấy kết quả khảo sát sự hài lòng của họ giảm xuống trước những phản ứng của họ nhằm chống lại đại dịch coronavirus. Và ở Israel, một số bên cánh hữu với tham vọng thôn tính Bờ Tây đã bày tỏ sự tức giận trước thông báo này.

Đại sứ UAE tại Mỹ, Yousef Al Otaiba, cho biết thỏa thuận với Israel là "một chiến thắng cho nền ngoại giao và cho khu vực", đồng thời nói thêm: "Đây là một bước tiến đáng kể trong quan hệ Ả Rập-Israel, làm giảm căng thẳng và tạo ra động lực mới cho sự thay đổi tích cực".

Cố vấn cấp cao của Trump, Jared Kushner cho biết ông không nghĩ rằng Israel sẽ tiến hành bất kỳ cuộc thôn tính nào mà không thảo luận trước với Mỹ. Jared cho biết ông mong đợi sẽ được thấy các tương tác "rất nhanh chóng" giữa Israel và UAE.

Ai Cập ký một thỏa thuận với Israel vào năm 1979 và Jordan vào năm 1994. Mauritania cũng thiết lập quan hệ ngoạigiao với Israel vào năm 1999, nhưng đã đóng băng thỏa thuận vào năm 2009.

Một bước đi quan trọng - nhưng câu hỏi vẫn còn đó

Việc thiết lập các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ; sự trao đổi của các đại sứ quán; và quan hệ thương mại bình thường giữa Israel và UAE là một bước tiến quan trọng về mặt ngoại giao. Nhưng hiển nhiên điều này đưa ra những câu hỏi. Liệu toàn bộ lời hứa của thỏa thuận này có được thực hiện? Và các nước vùng Vịnh khác có thể đi theo con đường tương tự?

Chúng ta cũng phải xem trọng những gì thỏa thuận này không đề cập tới. Thỏa thuận này khác xa so với kế hoạch hòa bình toàn diện nhằm giải quyết vấn đề Palestine mà Tổng thống Trump đã thúc đẩy từ lâu. Tuy nhiên, có những lợi ích ngắn hạn cho tất cả các bên.

Đầu tiên, Nhà Trắng đã trượt mục tiêu trong việc công bố thỏa thuận; đây có lẽ là một điểm cộng nhỏ trong mảng ngoại giao của Tổng thống Trump vào thời điểm mà triển vọng tái đắc cử của ông trông có vẻ khó nhằn.

Đối với Thủ tướng khét tiếng Netanyahu của Israel, thỏa thuận giúp ông ấy thoát khỏi kìm hãm trong chính nút thắt mình làm ra; lời hứa hão huyền của ông rằng sẽ sáp nhập các phần quan trọng của Bờ Tây bị chiếm đóng. Điều này đã được chứng minh là không thể làm được, đặc biệt là do mâu thuẫn với Mỹ và sự phản đối đáng kể của quốc tế. Ông Netanyahu có thể coi "sáng kiến ​​hòa bình" này với UAE là một thứ có thể củng cố cơ hội của ông nếu ông tham gia vào cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Israel.

Đối với UAE, khó có thể nói chính xác những lợi ích trước mắt là gì, mặc dù quan hệ của nước này với Washington sẽ được củng cố và thỏa thuận với Israel có thể mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, an ninh và khoa học.

Nhìn chung, đây là một thỏa thuận có khả năng đáp ứng nhiều hơn hoặc ít hơn những gì xuất hiện trên bề mặt. Và đối với những người dân Palestine, thật khó để thấy tin tức này dấy lên cảm xúc gì khác ngoài sự thất vọng, vì họ một lần nữa lại bị đẩy sang bên lề.

Điều gì đã được thỏa thuận?

Trong những tuần tới, các phái đoàn của Israel và UAE sẽ gặp nhau để ký kết các thỏa thuận song phương về đầu tư, du lịch, đường bay trực tiếp, an ninh, viễn thông, công nghệ, năng lượng, y tế, văn hóa, môi trường, thành lập các đại sứ quán đối ứng và các lĩnh vực khác mang lợi ích chung.

Tuyên bố chung cho biết: “Việc mở ra mối quan hệ trực tiếp giữa hai trong số các xã hội năng động và có nền kinh tế tiên tiến nhất Trung Đông sẽ biến đổi khu vực bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường đổi mới công nghệ và củng cố mối quan hệ giữa người với người”.

Israel cũng sẽ "đình chỉ tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực được vạch ra" trong Tầm nhìn Hòa bình giữa Israel và Palestine của Tổng thống Trump, trong đó ông ủng hộ kế hoạch của Israel nhằm sáp nhập các khu định cư của người Do Thái ở Bờ Tây và Thung lũng Jordan mang tính chiến lược.

Người Palestine đã cảnh báo rằng động thái như vậy sẽ phá hủy hy vọng của họ về một quốc gia độc lập trong tương lai và vi phạm luật pháp quốc tế - lập trường được nhiều cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao UAE, Anwar Gargash, cho biết việc UAE công nhận Israel là "một bước đi rất táo bạo" nhằm ngăn chặn "quả bom hẹn giờ" trong việc sáp nhập Bờ Tây của Israel. Ông cho biết UAE coi đây là "sự dừng lại của việc thôn tính, không chỉ là đình chỉ".

Khi được hỏi về những lời chỉ trích của người Palestine đối với động thái của UAE, ông nhận ra rằng khu vực này rất phân cực và ông dự kiến ​​sẽ nghe thấy "những lời gièm pha cũ". “Chúng tôi đã rất đau đầu vì điều này,” ông nói, nhưng cuối cùng đã quyết định rằng “làm thôi”.

Tuyên bố chung cho biết Israel sẽ "tập trung nỗ lực hiện tại vào việc mở rộng quan hệ với các nước khác trong thế giới Ả Rập và Hồi giáo", đồng thời Mỹ và UAE sẽ nỗ lực để đạt được mục tiêu đó.

UAE và Israel cũng sẽ cùng Mỹ khởi động "Chương trình nghị sự chiến lược cho Trung Đông", với ba nhà lãnh đạo lưu ý rằng họ "có chung quan điểm về các mối đe dọa và cơ hội trong khu vực, cũng như có động lực chung để thúc đẩy ổn định thông qua hội nghị ngoại giao, tăng cường hội nhập kinh tế và phối hợp chặt chẽ hơn về mặt an ninh".

Các nước khác đã phản ứng như thế nào?

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết "tôi hy vọng sâu sắc rằng việc sáp nhập sẽ không diễn ra ở Bờ Tây và thỏa thuận đình chỉ các kế hoạch đó hôm nay là một bước đi đáng hoan nghênh trên con đường tiến tới một Trung Đông hòa bình hơn".

Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi hoan nghênh thỏa thuận trong khi Bộ trưởng Ngoại giao Jordan Ayman Safadi nói rằng thỏa thuận có thể giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình đang bị đình trệ.

Nhưng một quan chức cấp cao của Palestine, Hanan Ashrawi, lên án thỏa thuận này, nói rằng UAE đã "công khai về các thỏa thuận bí mật/ bình thường hóa với Israel" và nói với Thái tử Mohammed: "Mong rằng ngài sẽ không bao giờ bị bán đứng bởi 'bạn bè' của mình."

Hãng thông tấn Tasnim của Iran, có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng hùng mạnh của Iran, gọi hiệp định này là "đáng xấu hổ". Và ở Gaza, nhóm chiến binh Hamas gọi thỏa thuận này là "một nhát dao đâm sau lưng người dân chúng tôi."

Hoàng Phương (Theo BBC)
Bài liên quan
Mỹ hoãn quyết định viện trợ một phần, giới chức Israel phản ứng
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một tiểu đoàn quân đội Israel đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Palestine ở Bờ Tây.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
14 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Israel và UAE đi đến thỏa thuận có tính lịch sử là chiến thắng của Tổng thống Mỹ