Trong khuôn khổ “Tuần lễ Chuyển đổi số (CĐS) và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) – Mekong Delta 2023”, Hội thảo Thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST đã cho thấy bức tranh tổng thể về hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam.

Khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số

Văn Kim Khanh | 20/05/2023, 21:01

Trong khuôn khổ “Tuần lễ Chuyển đổi số (CĐS) và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) – Mekong Delta 2023”, Hội thảo Thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST đã cho thấy bức tranh tổng thể về hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại Việt Nam.

Trong đó, Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung cần làm gì để khẳng định vị trí riêng của mình, tạo ra những giá trị trong giai đoạn CĐS mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới.

Ông Nguyễn Trường Sơn, giảng viên cao cấp Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cho rằng so với giai đoạn trước, môi trường kinh doanh của chúng ta hiện nay đang thay đổi. Đây là thời kỳ của sự thay đổi theo hướng CĐS, sáng tạo, ứng dụng công nghệ, là thời kỳ của sự cạnh tranh không giới hạn, là thời kỳ của khách hàng là thượng đế. Khách hàng là người quyết định giá cả, chất lượng, thiết kế của sản phẩm.

z4355016605284_c711c4eff65dc62f1ce038cb6ac7a2eb.jpg
Chuyển đổi số đang thu hút giới trẻ Hậu Giang - Ảnh: Văn Kim Khanh

Cũng theo ông Nguyễn Trường Sơn, tuổi trẻ ngày nay khởi nghiệp ĐMST phải có sản phẩm mang chất lượng công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá cả hợp lý và sức sống của sản phẩm… Trước tiên là sản phẩm xã hội có nhu cầu. Trong thời đại CĐS các sản phẩm trên thế giới về ĐMST đều có tính chất như thế mới tồn tại, phổ biến và phát triển.

Ông Từ Minh Hiệu, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL đang rất tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của từng địa phương, nhưng chưa có nhiều hoạt động ĐMST về sản phẩm, về cách thức triển khai hoạt động kinh doanh. Do đó, tỉnh nên ngồi lại và đưa ra các sáng kiến để tạo sân chơi cho hoạt động khởi nghiệp ĐMST.

z4361710750821_585bbea56eb83a4da1fc00ed029cd25b.jpg
Thuyết trình về CĐS và ĐMST - Ảnh: Văn Kim Khanh

Trước thực trạng đó, không ít doanh nghiệp (DN) đang rơi vào khó khăn, tụt hậu. Để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các DN phải không ngừng đổi mới, sáng tạo về nhiều phương diện. Doanh nghiệp có tuổi thọ lâu dài đều có đặc điểm chung là: tập trung vào khách hàng, không ngừng ĐMST, chiến lược kinh doanh và kiểm soát chất lượng nghiêm sản phẩm làm ra.

Để rút ngắn quá trình đổi mới, các doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình ĐMST mở, dùng nguồn lực, ý tưởng sáng tạo từ bên ngoài để áp dụng vào quá trình sản xuất của mình. Thống kê cho thấy, hiện nay, tuổi thọ trung bình của các doanh nghiệp lớn đang có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 1955, tuổi thọ trung bình của một doanh nghiệp là 62 năm, thì đến năm 2005, con số này chỉ còn 15 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng những DN đó không có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu xã hội nên dần dần bị đào thải.

z4361710710216_14b34c1fb90753eb6fa176c8d4ecd410.jpg
Hậu Giang đã có doanh nghiệp thành công về khởi nghiệp sáng tạo từ trái mít - Ảnh: LM

Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 48/132 nền kinh tế trên thế giới về Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII). Tuy có bước thụt lùi so với năm 2020, 2021, nhưng nhìn chung, thứ hạng của nước ta đã có sự tăng trưởng tích cực kể từ lần đầu tiên được đánh giá vào năm 2007. Chỉ số ĐMST phản ánh năng lực ĐMST của mỗi quốc gia và có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển của nền kinh tế. Những quốc gia có chỉ số ĐMST cao thường có nền kinh tế phát triển và thu nhập bình quân đầu người cao. Trong đó, Việt Nam nổi bật lên là quốc gia thuộc nhóm có thu nhập thấp, nhưng đạt chỉ số sáng tạo tương đối cao, cho thấy tiềm năng tăng trưởng khá lớn.

Năm 2022, các doanh nghiệp khởi nghiệp của nước ta đã thu hút được 634 triệu USD vốn đầu tư. Với việc triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” và các chương trình, nghị quyết khác, phong trào khởi nghiệp ĐMST đã và đang phát triển mạnh mẽ. Nước ta đã hình thành được các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, để kết nối các nguồn lực hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ĐMST. 

vna_potal_hau_giang_san_pham_khoi_nghiep_nang_cao_gia_tri_cay_mit_stand-1-.jpg
Le Mit với những sản phẩm khởi nghiệp có thương hiệu ở Hậu Giang - Ảnh: LM

Ông Lý Đình Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp ĐMST quốc gia, Tổng giám đốc Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn cho rằng, để liên kết thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn truyền cảm hứng, giai đoạn định hình phát triển và giai đoạn hội tụ nguồn lực nền tảng. Hậu Giang hiện nay đang ở giai đoạn truyền cảm hứng, với việc tổ chức các hội thảo, diễn đàn ĐMST, tổ chức các hoạt động cộng đồng, các chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm về khởi nghiệp ĐMST,…

Cũng theo ông Lý Đình Quân, trong giai đoạn này, tỉnh cần tạo được chuẩn tư duy, hệ thống trí tuệ, kết hợp với các phương tiện truyền thông để truyền cảm hứng và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp ĐMST. Xây dựng mạng lưới kết nối nguồn lực chuyên sâu về chính sách, huấn luyện viên, nhà đầu tư, trung tâm hỗ trợ, ươm tạo. Tầm nhìn, sự quan tâm của lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong triển khai hoạt động khởi nghiệp ĐMST. Nên đưa những người có năng lực, trách nhiệm đi đào tạo, tham quan, học tập kinh nghiệm về khởi nghiệp ĐMST. 

z4355248719891_1c1e8041bf0fbaf5321a90d3a0b506c6.jpg
Những sản phẩm nông nghiệp theo tinh thần ĐMST - Ảnh: Văn Kim Khanh

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho rằng, tuổi trẻ ngày nay muốn khởi nghiệp có rất nhiều cơ hội Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội, doanh nghiệp, ngân hàng… tạo điều kiện. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tuổi trẻ nhiều vấn đề như trình độ, khả năng, tư duy sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, sản phẩm cung ứng cho xã hội phải đáp ứng nhu cầu về cạnh tranh và chất lượng khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số rất nhiều cơ hội và cũng lắm thách thức. Chính vì thế, hội thảo hôm nay là khởi nguồn, những bước đầu khơi gợi cho tuổi trẻ về khởi nghiệp trong thời đại CĐS và đổi mới sáng tạo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi nghiệp trong thời đại chuyển đổi số