Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng yêu cầu phải tăng cường giám sát các phòng thí nghiệm nhằm xử lý mầm bệnh nguy hiểm.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Phải thúc đẩy truy tìm nguồn gốc gây COVID-19

Hoàng Vũ (theo SCMP) | 01/10/2021, 11:38

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng yêu cầu phải tăng cường giám sát các phòng thí nghiệm nhằm xử lý mầm bệnh nguy hiểm.

Ông Tập nhấn mạnh, an ninh sinh học là một phần quan trọng của an ninh quốc gia và là lực lượng “ảnh hưởng và thậm chí có thể định hình lại thế giới".

"Hiện nay, các vấn đề an ninh sinh học truyền thống và các rủi ro an toàn sinh học mới đang chồng chất lên nhau, các mối đe dọa sinh học trong nước và nước ngoài chồng chéo nhau", Tân Hoa Xã dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 29.9.

Lời cảnh báo của Chủ tịch Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang khẩu chiến về nguồn gốc của COVID-19.

Các thành viên trong chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc làm rò rỉ vi rút SARS-CoV-2 từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi ghi nhận đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên.

_methode_times_prod_web_bin_301d5ef6-6aec-11eb-acad-72136628cce4(1).jpg
Viện Vi rút học Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) - Ảnh: Times

Phản ứng trước động thái này, Trung Quốc phản đối kịch liệt những cáo buộc như vậy, đồng thời thúc đẩy các thuyết âm mưu rằng chính Mỹ đã đưa vi rút vào thành phố miền trung nước này.

Sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, chính quyền của ông cố gắng ngăn chặn tình trạng cáo buộc lẫn nhau, nhưng liên tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu từ giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch ở Vũ Hán. Nhưng Bắc Kinh mô tả đây là sự chính trị hóa một vấn đề khoa học. 

Đầu năm nay, Bắc Kinh đã chấp nhận để một đoàn chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến Vũ Hán điều tra về  nguồn gốc đại dịch COVID-19. Sau hơn một tháng điều tra, các chuyên gia đã ra báo cáo loại trừ khả năng vi rút bị phát tán ra ngoài do những rò rỉ từ phòng thí nghiệm của Viện Vi rút học Vũ Hán. Tuy nhiên, sau đó nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bác bỏ kết luận này.

Hiện giới chức và chuyên gia WHO tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chia sẻ thêm dữ liệu thô về các ca bệnh đầu tiên, tạo điều kiện cho các chuyên gia quốc tế thực hiện giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc COVID-19.

Wall Street Journal (WSJ) cuối tuần trước đưa tin WHO đang khôi phục cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch. Nhóm điều tra mới gồm khoảng 20 nhà khoa học đang được tập hợp để tìm kiếm bằng chứng mới tại Trung Quốc và cả các nơi khác. 

WHO tuyên bố thêm rằng cuộc điều tra mới sẽ tạo điều kiện để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân sâu xa phát sinh SARS-CoV-2 chủng mới. Ngoài ra, theo tổ chức này, nếu triển khai công tác nghiên cứu tương ứng muộn hơn thì các mẫu máu của những nạn nhân COVID-19 đầu tiên có thể không sử dụng được.

Về phần mình, Trung Quốc nhấn mạnh tuyên bố lập trường rằng các cuộc điều tra tiếp theo phải dựa trên nền tảng kết luận của báo cáo điều tra giai đoạn 1 đưa ra hồi tháng 3. Bắc Kinh cũng khẳng định đã "cung cấp mọi điều kiện cần thiết" để hỗ trợ cuộc điều tra giai đoạn đầu, do vậy giai đoạn điều tra tiếp theo nên tập trung vào những nơi khác.

Cũng trong hôm 29.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại nhấn mạnh việc “cần phải thúc đẩy việc truy tìm nguồn gốc của loại vi rút corona mới dựa trên các nguyên tắc và quy tắc khoa học", nhưng không đề cập đến giả thuyết chúng bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm vốn đang gây tranh cãi.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi các hệ thống cảnh báo sớm bệnh truyền nhiễm mới nổi hoạt động nhanh hơn cũng như hợp tác quốc tế tốt hơn về an toàn sinh học. Theo ông, sẽ là cần thiết cho một cách tiếp cận chủ động để ngăn chặn đại dịch "từ động vật ở đầu nguồn”, lặp lại lời phỏng đoán từ một số nhà vi rút học khi tin rằng COVID-19 là do động vật hoang dã.

Bài liên quan
Tesla vượt rào cản pháp lý cho phần mềm tự lái xe ở Trung Quốc sau chuyến đi của Elon Musk
Tesla đã vượt qua một số rào cản pháp lý quan trọng vốn từ lâu cản trở việc triển khai phần mềm hỗ trợ tự lái xe tại Trung Quốc, sau chuyến đi bất ngờ của Elon Musk tới thị trường lớn thứ hai của hãng ô tô điện Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
28 phút trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Phải thúc đẩy truy tìm nguồn gốc gây COVID-19