Nhiều siêu thị đã giới hạn số lượng trứng gà, trứng vịt khi người dân mua để tránh tình trạng gom hàng lúc dịch bệnh COVID-19 đang căng thẳng.

Kiểm soát thị trường lúc dịch bệnh: Mỗi người chỉ được mua 2 vỉ trứng

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 13/07/2021, 18:33

Nhiều siêu thị đã giới hạn số lượng trứng gà, trứng vịt khi người dân mua để tránh tình trạng gom hàng lúc dịch bệnh COVID-19 đang căng thẳng.

Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với cơ quan chức năng phía Nam vừa báo cáo tình hình cung ứng và giá cả hàng hóa, tình hình kiểm tra, kiểm soát chống đầu cơ, găm hàng tăng giá.

Tại TP.HCM, chiều 12.7, nhiều người dân do lo ngại dịch bệnh xảy ra mạnh ở nhiều tỉnh nên đã đến siêu thị, cửa hàng mua nhiều loại thực phẩm tươi sống. Tại các cửa hàng nhỏ thuộc hệ thống Bách Hoá Xanh, Vinmart, nhiều thời điểm hết rau, củ, quả. Do có các kho dự trữ hàng nên các siêu thị bổ sung hàng thực phẩm đầy đủ.

hang_hoa_thiet_yeu_4c397.jpg
Hàng hóa được tăng cường cung ứng cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang diễn ra dịch bệnh - Ảnh: Tuyết Nhung

Từ ngày 12.7, TP.HCM đã thí điểm cho hoạt động một số gian hàng bán rau, củ, quả tại 3 chợ đầu mối nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch. Ngày 12.7, tại chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Kiệm (đường nối giữa quận Phú Nhuận và Gò Vấp) xảy ra ùn ứ. Tuy nhiên đến sáng nay, việc đi lại của người dân trên các trục đường nối các quận, huyện được kiểm soát linh hoạt hơn, không xảy ra ùn ứ tại các chốt kiểm soát. TP.HCM yêu cầu không kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 khi người dân đi trong nội thành.

Tại tỉnh Đồng Nai, đến sáng 13.7, tại Coop mart, Mega mart, Lotte, Big C, nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào, đảm bảo cung ứng cho người dân. Riêng với mặt hàng trứng gia cầm, hiện các siêu thị, trung tâm thương mại đã tăng số lượng gấp hai ba lần nhưng cứ lên kệ là hết ngay lập tức.

Để thực hiện tốt việc phòng chống dịch COVID-19 và đảm bảo cung ứng hàng cho người dân đủ dùng trong ngày, hầu hết các điểm bán lương lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng tại các siêu thị, trung tâm thương mại đã thực hiện xếp hàng khi đến lượt mới được vào mua hàng, mỗi đợt không quá 10 người nhằm thực hiện tốt phòng chống COVID-19 và điều tiết hàng hóa cho phù hợp.

Với mặt hàng trứng vịt và trứng gà, siêu thị đã giới hạn số lượng mua trứng mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 2 vỉ/ngày để tránh tình trạng mua gom tích trữ. Do tâm lý lo sợ dịch bệnh nên người dân ở các tỉnh phía Nam mua hàng thực phẩm rất nhiều, các nhà bán lẻ, siêu thị đều tăng hàng cung ứng, dự trữ. Tại các chợ truyền thống, lượng mua cũng tăng nhưng hàng hoá dồi dào. Giá trứng, các loại thịt, rau, củ, quả tăng nhẹ, song cũng có vài địa phương như Ninh Thuận, Bình Phước tăng từ 5%-30%.

Ngày 12.7, Cục Quản lý thị trường Đồng Nai đã xử lý vi phạm 8 vụ vì không thực hiện niêm yết giá bán đúng theo yêu cầu. Tính từ ngày 8.7 đến nay, TP.HCM đã xử lý 12 vụ vì bán giá không đúng.

Tại các tỉnh thành khác, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường xử lý tình trạng găm hàng. Đơn cử như tại Cần Thơ, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Thanh tra Sở Công Thương, Phòng PC03 Công an TP.Cần Thơ ra quân kiểm tra việc chấp hành các quy định về chống đầu cơ tăng giá quá mức với thực phẩm tại các chợ, trung tâm thương mại, cử 3 công chức hỗ trợ địa phương trực chốt kiểm dịch mỗi ngày tại Bến xe khách Cần Thơ.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang phối hợp với Sở Công Thương tỉnh kiểm tra, khảo sát nắm bắt tình hình thị trường việc cung cầu hàng hóa tại các điểm Bách Hóa Xanh, các chợ thị xã Long Mỹ, chợ thị trấn Cái Tắc và chợ thị trấn Ngã Sáu thuộc huyện Châu Thành.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Dương đã cử kiểm soát viên tham gia 3 trạm kiểm soát dịch bệnh cấp tỉnh; 1 chốt kiểm soát dịch bệnh và 2 tổ tuần tra lưu động kiểm soát dịch bệnh cấp huyện. Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bình Phước tăng cường kiểm tra thị trường, chống đầu cơ, tăng giá bất hợp lý nên đã chủ trì với các ngành kiểm tra thị trường trong tỉnh....

Bài liên quan
TP.HCM: Hàng hóa về ngập chợ, siêu thị, giá dần ổn định
Nguồn hàng hóa được các siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM được bổ sung nhiều hơn những ngày trước, song hầu hết các điểm bán đều giới hạn lượng người mua cùng một thời điểm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm soát thị trường lúc dịch bệnh: Mỗi người chỉ được mua 2 vỉ trứng