Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng, Bộ Công thương kiến nghị dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo có kiểm soát và đề xuất cho xuất khẩu trở lại bình thường từ ngày 1.5.

Kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ tháng 5

27/04/2020, 19:31

Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng, Bộ Công thương kiến nghị dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo có kiểm soát và đề xuất cho xuất khẩu trở lại bình thường từ ngày 1.5.

Bộ Công Thương đề xuất cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ ngày 1.5 - Ảnh minh họa

Bộ Công Thương khẳng định an ninh lương thực vào thời điểm này không còn là vấn đề đáng lo ngại như thời điểm cuối tháng 3. Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu gạo đến giữa tháng 3 cho thấy nhu cầu lương thực của thế giới tăng rất mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp.

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thực tế mà các nước xuất khẩu gạo vẫn có thể đáp ứng, đã xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ chiến lược tại nhiều quốc gia khiến giao dịch gạo trong thời gian đầu tháng 3 rất sôi động, gạo bị hút rất mạnh ra khỏi Việt Nam, giá gạo thế giới liên tục tăng.

Bộ Công Thương tính toán tổng lượng gạo có thể xuất khẩu khoảng 3,2 triệu tấn, sau khi trừ đi lượng gạo dự kiến xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm, lượng gạo còn lại có thể xuất khẩu trong thời gian từ đầu tháng 5 tới giữa tháng 6 (thời điểm vụ hè thu thu hoạch rộ) là khoảng 1,3 triệu tấn (chưa tính lượng gạo hàng hóa được bổ sung từ thu hoạch sớm tại 1 số vùng trong nửa cuối tháng 5, dự kiến khoảng 100.000 ha).

"Trong vòng 5 năm trở lại đây, với năng lực thông quan của các cảng/cửa khẩu quốc tế hiện nay, ta chưa khi nào xuất khẩu được 700.000 tấn gạo/tháng. Như vậy, kể cả trong trường hợp tháng 5 xuất khẩu được 700.000 tấn, ta vẫn còn tồn ít nhất là 600.000 tấn trong nửa đầu tháng 6, trước khi được bổ sung nguồn cung từ vụ hè thu thu hoạch rộ. Đây là điểm khác biệt cơ bản về cung - cầu gạo so với thời điểm cuối tháng 3.2020", báo cáo của Bộ Công Thương lập luận.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm 11 giờ 30 ngày 26.4, theo thống kê tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan, đã thực xuất khẩu được 185.634,59 tấn (chiếm 46,41% tổng lượng hạn ngạch 400.000 tấn), còn 214.365,14 tấn đã đăng ký nhưng chưa xuất khẩu (chiếm 53,59%).

Theo đó, Bộ Công Thương kiến nghị kể từ ngày 1.5, dừng cơ chế điều hành xuất khẩu gạo và cho phép hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường, thực hiện theo quy định tại nghị định 107 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng cần có một số biện pháp hỗ trợ như chỉ xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ để phòng ngừa xử lý hành vi buôn lậu gạo qua biên giới. Các thương nhân phải nghiêm túc tuân thủ quy định về việc thường xuyên dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Tuyết Nhung

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại bình thường từ tháng 5