Ngày 10.11, Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng Việt Nam 2020 (Vietnam Security Summit 2020) được diễn ra với chủ đề “An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn”.

Làm gì khi Việt Nam đứng top đầu về nhiễm mã độc và bị tấn công bằng botnet?

Thu Anh | 10/11/2020, 13:53

Ngày 10.11, Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng Việt Nam 2020 (Vietnam Security Summit 2020) được diễn ra với chủ đề “An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn”.

Nguy cơ đánh cắp dữ liệu ngày càng cao

Trong bối cảnh các tài nguyên, dữ liệu quan trọng đang được lưu trữ ngày một nhiều trên môi trường số cùng sự bùng nổ của các thiết bị kết nối cá nhân, điều này vô tình trở thành “điểm yếu” dễ bị khai thác.

Với chủ đề “An toàn bảo mật thông tin trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn”, TS. Nguyễn Đức Hiển (Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương) cho biết không gian mạng hiện nay đã trở thành “không gian chiến lược mới”, “vùng lãnh thổ đặc biệt” gắn chặt chẽ với các chủ quyền về đất liền, biển đảo, trên không, vũ trụ; là ưu tiên hàng đầu của các nước trên tất cả các cấp độ.

“Bảo đảm an toàn, an ninh mạng được coi là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi số dẫn đến số lượng thiết bị IoT và dung lượng dữ liệu sinh ra, được xử lý tăng theo cấp số nhân. Dữ liệu này đã trở thành tài nguyên quan trọng của quốc gia cũng như của mỗi tổ chức và cá nhân nhưng cùng với đó, các nguy cơ về đánh cắp, hủy hoại và giả mạo thông tin, dữ liệu ngày càng tăng cao”, TS. Nguyễn Đức Hiển phân tích.

Cụ thể, những kẻ tấn công mạng cũng đã khai thác điểm mạnh của trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn vào trong kỹ thuật tấn công mạng, điển hình như xuất hiện những mã độc sẽ ngày càng thông minh hơn với công nghệ giả mạo giống như thật.

123834993_692287044731097_1416751304611976811_o.jpg
Quang cảnh hội thảo - Ảnh: T.A

Theo thống kê từ Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT), tính đến tháng 9.2019, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về nhiễm mã độc từ email và thứ 3 thế giới về bị tấn công bằng botnet. Đặc biệt, các cuộc tấn công không chỉ gia tăng nhanh về số lượng, thời lượng và tần suất, mà còn được tăng cường bởi sức mạnh của các công nghệ mới, dẫn tới các vụ rò rỉ, đánh cắp, phá huỷ dữ liệu quy mô lớn nhắm vào các hạ tầng trọng yếu của quốc gia, doanh nghiệp.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Bộ TT-TT, tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020, số lượng cuộc tấn công mạng gây ra sự cố đã ghi nhận là hơn 4.000 cuộc. Trung bình 1 ngày, chúng ta đã cảnh báo và xử lý cho khoảng 14 cuộc tấn công mạng.

Bảo đảm an ninh mạng – nhiệm vụ trọng yếu

Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, qua tổng hợp, phục vụ xây dựng Báo cáo sơ kết một năm triển khai Nghị quyết 52 của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, riêng trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, số bộ, ngành địa phương triển khai bảo đảm an ninh thông tin theo mô hình 4 lớp đạt 82%; đã triển khai trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) bảo vệ 2 lớp đạt 95%; triển khai giám sát từ xa cho 85 cơ quan, trực tiếp cho 15 cơ quan tại 23 địa điểm…

Về phát triển thị trường và hệ sinh thái sản phẩm an toàn thông tin, Bộ TT-TT đã thực hiện cấp phép cho 87 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; đã thành lập Liên minh phát triển sản phẩm an toàn thông tin mạng Việt Nam với sự tham gia của 21 doanh nghiệp… Những nỗ lực đó đã góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về an toàn, an ninh mạng.

124284263_692288288064306_3838574438637345263_o.jpg
Khu vực triển lãm quy tụ nhiều nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và thế giới - Ảnh: BTC

Cụ thể, Báo cáo chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) công bố năm 2019 cho thấy Việt Nam xếp thứ 50 trên tổng số 175 hạng của 194 quốc gia. Tuy vậy, TS Nguyễn Đức Hiển cho rằng bên cạnh các kết quả tích cực, vấn đề bảo đảm an ninh mạng vẫn còn những hạn chế nhất định về tiềm lực, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, cá nhân…

Vì vậy, nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng tiếp tục được coi là nhiệm vụ trọng yếu, then chốt cần được đặc biệt ưu tiên trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh và tăng cường áp dụng công nghệ số trước tác động của dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hội thảo và Triển lãm quốc tế về An toàn, an ninh mạng Việt Nam 2020 (Vietnam Security Summit 2020) tiếp tục được tổ chức tại Hà Nội dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương và Bộ TT-TT; Tập đoàn IEC phối hợp cùng Vụ Công nghiệp (Ban Kinh tế Trung ương) và Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) đồng tổ chức sự kiện.

Triển lãm quốc tế về an toàn, an ninh mạng với sự tham gia của hơn 30 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giới, các giải pháp nổi bật sẽ được giới thiệu trong triển lãm, bao gồm bảo mật đám mây, bảo mật thiết bị đầu cuối, bảo mật thiết bị di động, quản lý truy cập & định danh, xác thực đa yếu tố/xác thực không mật khẩu, bảo mật sinh trắc học…

Bài liên quan
Yếu tố nào đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số?
Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì khi Việt Nam đứng top đầu về nhiễm mã độc và bị tấn công bằng botnet?