Giáo sư Charles Hankla thuộc đại học bang Georgia chỉ ra dỡ bỏ thuế quan áp đặt với hàng Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump có thể giảm áp lực lạm phát đè nặng lên người dân Mỹ. Nhưng đây không phải lựa chọn dễ dàng với chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Lạm phát giúp chấm dứt thương chiến Mỹ - Trung?

Cẩm Bình | 19/05/2022, 18:59

Giáo sư Charles Hankla thuộc đại học bang Georgia chỉ ra dỡ bỏ thuế quan áp đặt với hàng Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump có thể giảm áp lực lạm phát đè nặng lên người dân Mỹ. Nhưng đây không phải lựa chọn dễ dàng với chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Vào tháng 3, lạm phát tại Mỹ đã tăng lên 8,5% – mức cao nhất kể từ những năm 1970 đến nay. Giới chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân lạm phát đến từ cả phía cung lẫn phía cầu.

Cứu trợ đại dịch, thị trường việc làm phục hồi, nhu cầu lao động cùng giá trị bất động sản tăng đều góp phần làm tăng cầu. Cuộc chiến tại Ukraine cùng trừng phạt phương Tây áp đặt với Nga làm giảm nguồn cung đồng thời làm tăng chi phí năng lượng và lương thực. Tình hình càng trở nên trầm trọng vì chính sách tiền tệ lỏng lẻo, cơ sở hạ tầng già cỗi cùng nhiều vấn đề khác.

Lạm phát đặt chính quyền Tổng thống Biden vào thế khó, gây tổn hại cho tăng trưởng kinh tế ấn tượng sau đại dịch.

Trong tháng 5, Tổng thống Biden tuyên bố ông có thể cảm nhận sự thất vọng của người dân. Nhà lãnh đạo phải hành động trước thời điểm diễn ra bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 nếu không đảng Dân chủ sẽ mất ghế.

Vậy tại sao Tổng thống Biden - người chỉ trích mạnh mẽ thuế quan thời cựu Tổng thống Trump - lại chưa dỡ bỏ thuế?

ads-us-inflation-11052022.jpg
Người dân Mỹ đang chịu lạm phát kỷ lục - Ảnh: Reuters

Dỡ bỏ thuế quan với hàng Trung Quốc giúp giảm lạm phát?

Vì cuộc chiến thương mại, thuế quan với hàng Trung Quốc cao gấp 6 lần so với năm 2018. Tổng số mặt hàng chịu thuế có giá trị lên đến khoảng 335 tỷ USD.

Dỡ bỏ thuế quan dường như là cách hiển nhiên và dễ dàng giúp giảm giá cả trong nước. Phần giá tăng vì thuế thường được chuyển sang người tiêu dùng. Thuế quan bao trùm 2/3 hàng hóa nhập từ Trung Quốc của Mỹ nên mức tăng có khả năng cộng dồn thông qua chuỗi cung ứng.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng dỡ bỏ thuế quan sẽ khiến lạm phát giảm 1,3 điểm phần trăm.

Tổng thống Biden đã tuyên bố cân nhắc bỏ một số loại thuế giúp kiểm soát lạm phát. Giới chức Mỹ đang tiến hành nghiên cứu thuế quan áp với hàng Trung Quốc (vài loại thuế sắp hết hạn vào hè này).

Nhưng Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai tỏ ra lưỡng lự vì lo ngại nếu Mỹ đơn phương làm vậy, Trung Quốc sau này sẽ không nhượng bộ trong các cuộc đàm phán nữa.

Kiểm soát lạm phát không hề dễ dàng. Mỗi công cụ sử dụng đều phải trả giá. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất và có thể thực hiện đến vài lần tăng ngay trong năm nay – chính sách đem lại nguy cơ làm suy yếu tăng trưởng. Do đồng USD có vai trò quan trọng trong giao dịch quốc tế, tác động của thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh gây ra hậu quả nghiêm trọng vượt ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ.

Thương mại gắn với chính trị

Tính toán về thuế quan của Tổng thống Biden có một yếu tố quan trọng: chính trị cả trong lẫn ngoài nước.

Ở trong nước, ông phải cân bằng giữa mong muốn kiềm chế lạm phát với mục tiêu giành được ủng hộ từ cử tri thuộc tầng lớp lao động, các liên đoàn lao động, một số nhà sản xuất và tiểu bang xem thuế quan là công cụ hữu hiệu giúp họ duy trì năng lực cạnh tranh. Một cuộc thăm dò tháng 4 cho kết quả 71% số người được hỏi bày tỏ ủng hộ thuế quan trong chiến tranh thương mại.

Ở ngoài nước, ý muốn dỡ bỏ thuế quan đối mặt với nhiều thách thức. Liên tục có lời phàn nàn về các chính sách kinh tế Trung Quốc thực thi, trong đó có thao túng đồng Nhân dân tệ và bỏ qua hoặc khuyến khích hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ. Giới hoạch định chính sách Mỹ cũng lo lắng về ảnh hưởng quốc tế ngày càng tăng của Trung Quốc thông qua Vành đai - Con đường, Ngân hàng Phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á và nhiều sáng kiến khác.

Chính sách an ninh và loạt hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc cũng gây lo ngại. Dỡ bỏ thuế quan có thể bị xem là dung túng cho Trung Quốc, đem đến nguy cơ Mỹ suy giảm uy tín khi chỉ trích Bắc Kinh trong tương lai.

Với loại tính toán trên, Tổng thống Biden cần cân nhắc thật cẩn thận. Nếu không giành được chiến thắng chính trị lớn thì việc ra tay với thuế quan sẽ khiến đảng Dân chủ thiệt hại ở kỳ bầu cử tới.

Giới chức Mỹ đang xem xét toàn diện thuế quan. Họ có thể phân loại được loại thuế ít gây tác động và loại bỏ chúng hoặc đơn giản để chúng hết hạn.

Vào tháng 4, một cố vấn Nhà Trắng từng đề xuất thuế quan với mặt hàng không chiến lược như xe đạp hay quần áo có thể giảm hoặc không còn nữa. Chắn chắn không có chuyện Tổng thống Biden bỏ hết tất cả thuế quan.

Bài liên quan
Kịch bản nào cho lạm phát của Việt Nam năm 2025?
CPI trung bình năm 2024 của Việt Nam chỉ tăng 3,63% so với 2023. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Việt Nam thành công kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát giúp chấm dứt thương chiến Mỹ - Trung?