Tháng 5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng trở lại đây.

Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong 15 tháng qua

12/06/2019, 14:51

Tháng 5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 15 tháng trở lại đây.

Ảnh minh họa từ The Star

CNBC dẫn nguồn dữ liệu được Tổng cục thống kê trung Quốc công bố hôm 12.6 cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của kinh tế Trung Quốc tăng 2,7% so với 1 năm trước. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 2.2018 (khoảng 15 tháng trở lại đây) và ngang bằng với dự đoán của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters.

Trong đó giá thực phẩm tăng 7,7% còn giá hoa quả tăng tới 26,7% so với 1 năm trước và tăng 14,8% so với tháng 4.

Giá thịt heo ở Trung Quốc vẫn giữ ở mức cao suốt từ đầu năm 2019 đến nay, trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi heo Trung Quốc. Giá thịt heo tháng 5 đã tăng 18,2% so với 1 năm trước.

Tuy nhiên CNBC dẫn lời một chuyên gia kinh tế nhận định, diễn biến này không thể khiến thị trường hoảng sợ được. Bởi vì trên thực tế, giá thịt heo ở Trung Quốc đã tăng liên tiếp trong thập kỷ qua. Hồi đầu năm chính phủ Trung Quốc cũng dự báo giá thịt heo có thể tăng hơn 70% trong năm 2019.

Có thể nói, chưa hết vấn đề kinh tế giảm tốc lại đến chiến tranh thương mại, Trung Quốc giờ còn phải đối phó với lạm phát.

Một ví dụ điển hình được New York Times nêu ra là giá táo ở một khu chợ phía Nam Beijing đã tăng gần gấp đôi, lên gần 1 USD/pound, khiến người mua chỉ có nức... nằm ngủ chứ không bán đắt hàng như trước vì người tiêu dùng chi tiền vào những mặt hàng khác.

Khi giá một loại thực phẩm thông thường trở nên đắt đỏ thì đó có thể là một dấu hiệu của nền kinh tế lạm phát. Một người bán hàng kinh nghiệm 20 năm cho biết giờ chỉ có người dư tiền ở Trung Quốc mới đi mua táo.

Không chỉ táo mà nhiều loại hoa quả và rau củ khác ở Trung Quốc cũng đều tăng giá. Dịch tả heo châu Phi đã khiến giá thịt heo tăng cao rồi thì giá các loại thịt khác như gà, bò và cừu cũng tăng theo.

Nhưng nếu không tính đến thực phẩm thì có vẻ như Trung Quốc không phải đối mặt với lạm phát, bài viết trên New York Times nhận định. Các quan chức Trung Quốc đang ra sức trấn an người dân rằng nguồn cung thực phẩm vẫn dồi dào, đồng thời bắt đầu triển khai các biện pháp bình ổn giá.

Vẫn theo New York Times, các dữ liệu được công bố thứ 6 tuần trước cho thấy nhiều khả năng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ giảm tốc trở lại. Hồi tháng 3, chính Thủ tướng Trung Quốc đã thừa nhận rằng nền kinh tế đối mặt với nhiều áp lực và Bắc Kinh buộc phải hạ dự báo tăng trưởng năm 2019.

A.Thư

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lạm phát tháng 5 của Trung Quốc cao nhất trong 15 tháng qua