Máy CT photon có tốc độ chụp toàn cơ thể chỉ trong vòng 12 giây, lần đầu tiên có ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Khoa học - công nghệ

Lần đầu tiên Việt Nam sở hữu máy CT có thời gian chụp chỉ 12 giây/ca

Hồ Quang 15/12/2023 17:00

Máy CT photon có tốc độ chụp toàn cơ thể chỉ trong vòng 12 giây, lần đầu tiên có ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ngày 15.12, đơn vị phân phối đã chính thức chuyển giao máy CT Photon Naeotom Alpha (CT photon) cho Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ. Đây là máy CT photon có tốc độ chụp toàn cơ thể chỉ trong vòng 12 giây, lần đầu tiên có ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

lan-dau-tien-viet-nam-so-huu-may-ct-co-thoi-gian-chup-chi-12-giay-hinh-anh(1).png
Khách tham quan máy CT có tốc độ chụp nhanh "chóng mặt", chỉ 12 giây là xong - Ảnh: PV

Theo các chuyên gia y tế, trong vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt trong y học với sự ra đời của các máy móc công nghệ hiện đại như: Cộng hưởng từ 3 Tesla, robot phẫu thuật-can thiệp mạch, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị…

Đặc biệt, trong năm 2023 thế giới ghi nhận và đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chẩn đoán hình ảnh, đó là sự ra đời của công nghệ chụp CT đếm photon.

TS-BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết đến thời điểm này cả thế giới chỉ có 80 máy CT photon, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu máy chụp CT tốc độ trung bình chỉ 12 giây/ca này.

“Thay vì phát ra một lượng tia rất lớn như các máy chụp CT thông thường khác, máy CT photon này phát ra lượng tia rất nhỏ, phát ra bao nhiêu thu lại bao nhiêu, tránh được lãng phí. Tốc độ vòng quay của 2 đầu bóng phát tia đã được gia tăng đáng kể lên đến 4 vòng trong 1 giây cho khối máy nặng hơn 2 tấn nên thời gian chụp trung bình cho mỗi bệnh nhân chỉ 12 giây, thay vì phải 25 phút như các máy CT thông thường. Đây là tốc độ chưa từng có ở các máy CT thế hệ cũ”, bác sĩ Cường chia sẻ.

Ngoài ra, máy CT photon có lát cắt bề dày 0,5mm và giữa 2 rãnh điểm khoảng 0,10mm nên có thể giúp phát hiện sớm khối u ở những bộ phận cơ thể muốn quan sát, đặc biệt là khối u ở cơ quan hệ hô hấp.

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu như trước đây X-quang là để tầm soát, chẩn đoán ung thư phổi thì hiện nay gần như không còn hiệu quả trong việc tầm soát u phổi mà phải sử dụng CT liều thấp.

Với máy CT photon, các chuyên gia y tế cho rằng thế mạnh của loại máy này là tầm soát và phát hiện sớm các khối u trong cơ thể con người, nhất là u phổi. Đây cũng là máy chụp rất an toàn cho trẻ em so với các máy CT trước đây, vì lượng tia thấp, tốc độ nhanh, bé có thể cử động, không cần phải gây mê.

Theo PGS-TS-BS Hồ Thượng Dũng - Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM), máy CT photon có giá trị rất lớn trong chẩn đoán mạch vành. “Đây là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay ở Việt Nam. Nguy cơ tim mạch cao thì bệnh xơ vữa động mạch cao, mà bệnh xơ vữa động mạch cao thì bệnh mạch vành cao”, bác sĩ Dũng nói.

Máy CT photon không phụ thuộc vào lượng tia mà phụ thuộc vào vòng quay của máy, nên rất nét. Chính độ nét, độ phân giải cao này giúp CT photon chụp được cả những bệnh nhân có nhịp tim nhanh, hay nhịp bất thường, thay vì trước đây là không chụp được, phải cho bệnh nhân về nhà uống thuốc để giảm nhịp tim.

Điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân, giá cho mỗi lần chụp CT photon trước đây mà bệnh nhân phải ra nước ngoài thực hiện là từ 2.000 - 5.000USD, nhưng giờ chụp tại Việt Nam, giá cho mỗi lần chụp chỉ 7,5 triệu đồng (chưa tính bảo hiểm y tế).

Bài liên quan
Cà Mau: Yêu cầu Sở Y tế và Bệnh viện tỉnh báo cáo việc mua máy chụp CT hơn 30 tỉ đồng
Chiều 7.10, nguồn tin của PV cho biết, Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản chỉ đạo khẩn yêu cầu Giám đốc Sở Y tế cùng Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh này rà soát, báo cáo việc mua máy chụp CT với giá hơn 30 tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên Việt Nam sở hữu máy CT có thời gian chụp chỉ 12 giây/ca