Thời gian gần đây, các cấp từ tỉnh đến huyện thị ở Quảng Ngãi liên tục cấp phép cho các dự án làm khu đô thị, khu dân cư nhiều như nấm mọc sau mưa.

Lấy đất làm khu đô thị ở Quảng Ngãi như nấm mọc sau mưa

Lê Đình Dũng | 18/06/2018, 13:28

Thời gian gần đây, các cấp từ tỉnh đến huyện thị ở Quảng Ngãi liên tục cấp phép cho các dự án làm khu đô thị, khu dân cư nhiều như nấm mọc sau mưa.

Chưa lúc nào nhiều như thế

Chưa bao giờ mà việc đầu tư làm dự án (DA) khu dân cư, khu đô thị (KDC, KĐT) ở các huyện, thành của tỉnh Quảng Ngãi nhiều như hiện nay.

Theo số liệu của Sở Xây dựng Quảng Ngãi, năm 2017 có 27 dự án/317ha được cấp quyết định/chủ trương đầu tư; năm 2018 có 19 dự án/237ha đang xin chủ trương/quyết định đầu tư.

Riêng 6/14 huyện thành nằm dọc theo trục Quốc lộ 1A thì 100% đều có dự án. Dẫn đầu là TP.Quảng Ngãi với 30 DA, kế đến là huyện Tư Nghĩa 9 DA, Mộ Đức 5 DA; Bình Sơn và Đức Phổ mỗi huyện 4 DA.

Tại huyện Mộ Đức, đáng chú ý là DA Kè và KDCNam Sông Vệ, do Côngty TNHH MTV Đầu tư, xây dựng và Kinh doanh dịch vụ (QISC) làm chủ đầu tư có tổng vốn trên 185 tỉ đồng. DA này có diện tích sử dụng đất trên 19 ha, tổng số lô theo quy hoạch được duyệt là 429 lô.

Nằm cách không xa là DA KDCvà Dịch vụ Thi Phổ, xã Đức Chánh, có diện tích gần 10 ha, do Côngty CPđầu tư bất động sản Nam Khang Miền Trung làm chủ đầu tư, với tổng vốn 128 tỉ đồng. Theo đó DA sẽ phân 279 lô đất ở để bán ra thị trường. Còn tại trung tâm huyện này, trong vòng bán kính ước khoảng 500m có đến 2 DA, với diện tích của DA nhỏ nhất chỉ trên dưới 1ha.

Trả lời câu hỏi “Với số lượng DA KDC, KĐT đã và đang chuẩn bị triển khai xây dựng trên địa bàn như hiện nay là quá nhiều hay không?”, ông Phạm Ngọc Lân -Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho biết: “Trước đó huyện chưa có bất kỳ DA xây dựng KDC nào. Việc xây dựng DA KDC, KĐT nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương. Ngoài đáp ứng nhu cầu nơi ở cho người dân, các DA này sẽ góp phần chỉnh trang cho bộ mặt đô thị của huyện”.

Theo ông Phạm Ngọc Lân - Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức việc xây dựng DA KDC, KĐT nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền địa phương

Còn ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho rằng đến thời điểm này các DA bất động sản đã được cho chủ trương đầu tư chưa có DA nào quá 6 tháng mà không triển khai. Hiện có 27/53 DA đã hoàn thành và đang thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng một phần, với diện tích 523,5ha; 6/53 DA cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và 20/53 dự án đang triển khai đầu tư.

Đền bù bèo bọt, bán ra cao ngất

Trong khi đó, không đồng tình với giá đền bù quá thấp, 4 hộ dân ở tổ 2, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức không chịu di dời. Vụ việc chưa được giải quyết thì chủ đầu tư dự án cho đổ đất xung quanh ‘nhốt’ nhà của số hộ này.

Như DAKhu dịch vụ và dân cư An Phú (KDCAn Phú) có diện tích 7ha, tại khu vực trung tâm thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, do Công ty CP Đầu tư Đất Quảng làm chủ đầu tư, với tổng vốnkhoảng 150 tỉ đồng. Đơn vị thi công là Công ty Hưng Thịnh.

Sau khi được phê duyệt vào tháng 10.2017, các cấp ngành huyện Mộ Đức đã tiến hành di dời được 169/175 hộ, đến tháng 4.2018 thì chủ đầu tư dự án bắt đầu triển khai thi công đổ đất san lấp mặt bằng vây quanh nhà của các hộ này.

Trong đợt mưa lớn kéo dài vào ngày 4.6.2018, nước không có chỗ thoát sắp tràn vào nhà, 4 hộ dân đã phản ứng dữ dội. Vì vậy chủ đầu tư mới vội vàng cho phương tiện đào mương tạm để nước thoát.

Để làm rõ nguyên nhân,4 hộ dân trên vẫn cắn răng chấp nhận mà không di dời, chúng tôi đã tìm hiểu vụ việc. Theo bản kê chi tiết giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mà người dân cung cấp, đối với đất nông nghiệp (trồng lúa nước) giá bồi thường là 32.000 đồng/m2. Còn đất ở, dù nằm ngay khu vực trung tâm huyện nhưng giá đền bù chỉ 230.000 đồng/m2.

Nhà các hộ dân bị bủa vây khi chưa được đền bù thỏa đáng

Với gần 147 m2, gia đình bà Cao Thị Xuân Minh (45 tuổi), một trong số 4 hộ dân chưa di dời được bồi thường gần 34 triệu đồng. Qua khảo sát thực tế giá đất ở trong khu vực tại thời điểm này, số tiền bà Minh được đền bù (cho 147m2) chỉ mua lại được chưa đến 10m2, bằng khoảng 1/15 số diện tích đất đã bị thu hồi.

“Cách đây không lâu, khi các cấp ngành địa phương đến vận động, vợ chồng tôi đề nghị không nhận bồi thường các khoản tiền đất, nhà cửa... chỉ yêu cầu sau khi được bố trí tái định cư thì xây lại nơi ở tương tự như cũ mà thôi. Thế nhưng họ không nói gì”, bà Minh kể.

Còn ông Lê Văn Đôn (sinh 1960), cho biết: “Tổng diện tích đất ở của gia đình trên 862m2. Sau khi không đồng ý nhận bồi thường với giá 230.000 đồng/m2, cách đây không lâu chính quyền đưa văn bản nâng giá bồi thường lên 500.000 đồng/m2, cao hơn gấp đôiso với giá cũ. Khi tôi hỏi tiền phải trả lại cho đất được bố trí tái định cư là bao nhiêu, họ trả lời chung chung từ 170-200 triệu đồng/lô mà thôi. Nếu sau này gia đình tôi nhận bồi thường xong, họ yêu cầu phải nhiều hơn thì sao. Và với mức đền bù như vậy làm sao đủ tiền làm lại nhà để ở được”.

Tiền đền bù cho dân thì giá bèo bọt và ''cò kè bớt 1 thêm 2'', nhưng qua tìm hiểu giá đất ở chủ đầu tư dự kiến bán ra sau khi dự án hoàn thành dự án thấp nhất là 500 triệu đồng/lô, tương đương 5 triệu đồng/m2, cao hơn gần gấp 22 lần. Đây chính là một trong những lý do dù bị chủ đầu tư dự án đổ đất xung quanh ''vây nhà'', nhưng số hộ này vẫn không chịu di dời.

Trả lời câu hỏi: “Giá đền bù đất ở như vậy có quá thấp, lý do mà người dân không di dời có chính đáng không, chính quyền đã làm gì để bảo vệ quyền lợi cho người dân?”, ông Nguyễn Thanh Cường, Chủ tịch UBND thị trấn Mộ Đức cho biết:

“Đây là dự án nằm trong quy hoạch chỉnh trang đô thị của huyện nên thu hồi đền bù do các cấp ngành của địa phương thực hiện. Vì vậy việc áp giá đền bù theo quy định củanhà nước ban hành. Chúng tôi cũng đã cố gắng để đảm bảo quyền lợi cho người dân có đất, nhà cửa... nằm trong quy hoạch của dự án này rồi. Để có thể hoàn thành trước mùa mưa bão năm nay như dự kiến, chủ đầu tư tranh thủ đổ đất, san ủi mặt bằng khu vực xung quanh đã được đền bù xong. Hiện chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan đang phối hợp để giải quyết dứt điểm bồi thường cho 4 hộ trên”.

Còn ông Nguyễn Đức Ngọc, Giám đốc Côngty CPđầu tư Đất Quảng, chủ đầu tư dự án cho biết: “Chúng tôi đang phối hợp với các cấp ngành Mộ Đức tính toán để trả đền bù đất ở cho dân mức cao nhất có thể; đồng thời tạo điều kiện cho số hộ trên làm lại nhà, ổn định tại nơi ở mới”.

Bài, ảnh: Tới Phan - Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lấy đất làm khu đô thị ở Quảng Ngãi như nấm mọc sau mưa