Các nước châu Á, đặc biệt là ASEAN đang mở to mắt nhìn xem chính sách nào của Biden với vấn đề Biển Đông.

Liệu Biden có đủ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?

Anh Tú (theo CNN) | 16/11/2020, 12:00

Các nước châu Á, đặc biệt là ASEAN đang mở to mắt nhìn xem chính sách nào của Biden với vấn đề Biển Đông.

Khi Tổng thống đắc cử dự kiến Joe Biden phải đối mặt với một quá trình chuyển giao không mấy suôn sẻ, đầy tranh cãi thì chính sách đối ngoại có thể là điều cuối cùng ông bận tâm lúc này.

Nhưng trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo nước ngoài đang kêu gọi sự chú ý của ông, với hy vọng thiết lập lại các mối quan hệ và khôi phục các chuẩn mực đã thay đổi dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Không nơi nào có cơ hội thay đổi lớn hơn là mối quan hệ với Trung Quốc, vốn đã xấu đi chưa từng thấy trong nhiệm kỳ của Trump. Trong bốn năm qua, cả hai bên đã trả đũa nhau thuế quan thương mại, hạn chế hoạt động của các công ty công nghệ, báo chí và nhà ngoại giao của nhau, đóng cửa các lãnh sự quán, và gia tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông.

Các nhà phân tích ở cả hai nước vẫn đang tranh luận liệu Biden sẽ áp dụng các chính sách răn đe của Trump đối với Trung Quốc hay chuyển sang thiết lập lại quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh.

Ngay cả trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, có dấu hiệu cho thấy nhà cầm quyền Bắc Kinh đang nín thở, không chắc chính quyền mới sẽ thực hiện theo hướng nào.

Hoàn cầu thời báo viết: "Trung Quốc không nên nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào rằng cuộc bầu cử của Biden sẽ xoa dịu hoặc mang lại sự đảo ngược cho quan hệ Trung - Mỹ, cũng như không nên giảm sút niềm tin vào việc cải thiện quan hệ song phương. Sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc và cảnh giác chống lại Trung Quốc sẽ chỉ tăng cường mà thôi".

Tuy nhiên, chưa có tuyên bố chính sách chính thức nào về Trung Quốc do nhóm chờ chấp chính của Biden đưa ra. Dù vậy, Biden không phải là người mới làm quen với chính sách đối ngoại. Trong gần 5 thập kỷ tham gia chính trường, Biden đã nhiều lần chống lại Trung Quốc. Chỉ có điều, với tư cách là một thượng nghị sĩ, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Các nhà phân tích hiện đang nhìn lại những tuyên bố trong quá khứ và những bình luận gần đây hơn (được đưa ra về chiến dịch tranh cử) để có cái nhìn sâu sắc về cách Biden sẽ tiếp cận với các thách thức chính sách đối ngoại cấp bách nhất của ông. Các nước châu Á, đặc biệt là ASEAN đang mở to mắt nhìn xem chính sách nào của Biden ở Biển Đông.

Vấn đề Biển Đông

Cả chính quyền Obama và Trump đều theo đuổi các chính sách chống lại các tuyên bố chủ quyền đơn phương của chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông, thứ tuyên bố không được thế giới chấp nhận.

Dưới thời Obama-Biden, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Sau đó, Mỹ bắt đầu thực hiện hoạt động tự do hàng hải trong khu vực, điều tàu hải quân Mỹ đến gần các đảo nhân tạo và bãi đá ngầm do Bắc Kinh bồi đắp (phi pháp) để chứng tỏ rằng Washington sẽ không thừa nhận các tuyên bố của Trung Quốc.

Còn dưới thời Trump, Mỹ đã tăng cường các hoạt động này và công khai tuyên bố rằng "hầu hết" các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển là bất hợp pháp.

Biden chưa đưa ra tuyên bố công khai nào về Biển Đông nhưng lúc này, không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ đảo ngược các chính sách cứng rắn của Trump trong khu vực - thậm chí ông có thể sẽ củng cố chính sách này mạnh hơn.

Năm 2016, cương lĩnh của đảng Dân chủ chỉ đơn giản là bảo vệ "quyền tự do của các vùng biển ở Biển Đông". Bốn năm sau, cương lĩnh đã cảnh báo rõ ràng về "sự uy hiếp của quân đội Trung Quốc" trong khu vực.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, Biden đã nhiều lần nhắc lại câu chuyện ông đã thẳng thừng thông báo với Chủ tịch Tập hồi năm 2013 rằng Mỹ sẽ tiếp tục điều máy bay qua khu vực này, bất chấp việc chính phủ Trung Quốc đã thiết lập Vùng nhận dạng phòng không không được công nhận.

"(Tập nói) các anh không thể bay qua vùng đó. Tôi đã nói chúng tôi sẽ bay qua đó... Chúng tôi sẽ không đếm xỉa (Trung Quốc)" Biden nói trong cuộc tranh luận thứ hai với Trump hồi tháng 10.

Biden đã củng cố lập trường của mình trong việc bác bỏ các tuyên bố bành trướng của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương kể từ khi trở thành Tổng thống đắc cử dự kiến. Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide giữa tuần trước, ông Biden cam kết bảo vệ quần đảo Senkaku đang tranh chấp ở biển Hoa Đông, mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liệu Biden có đủ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?