Những người thông minh thường hạn chế lãng phí trí tuệ của mình cho các mối quan hệ.
Theo đó, người có chỉ số IQ cao thường ít hài lòng với cuộc sống có sự giao tiếp với bạn bè quá thường xuyên. Sở dĩ họ không muốn dành quá nhiều thời gian để xây dựng các mối quan hệ xã hội là vì bận tập trung cho các mục tiêu dài hạn của đời mình.
Những người này thường rất tham vọng và cầu toàn, nên họ luôn có xu hướng cần sử dụng chất xám và thời gian để tập trung thực hiện những mục tiêu phát triển cho bản thân. Thế nên, thời gian dành cho việc tương tác xã hội sẽ bị hạn hẹp hơn. Nghĩa là quan niệm về hạnh phúc của những người thông minh sẽ có xu hướng khác với những người bình thường.
Trong khi đó, những người thực sự thông minh có thể thích nghi tốt hơn với cái mới, họ có trí thông minh cao hơn, vì thế có khả năng xử lý các vấn đề tốt hơn. Nếu bạn thông minh hơn và có khả năng thích nghi hơn, bạn có thể dễ dàng hòa nhập với thế giới hiện đại. Vì thế, sống trong một khu vực đông dân cư có thể chỉ tác động nhỏ đối với bạn. Tương tự, những người thông minh cũng dễ dàng vứt bỏ thói quen giao tiếp, tương tác nhiều với bạn bè như trong xã hội hái lượm ngày xưa – đặc biệt nếu họ đang theo đuổi một số tham vọng lớn.
Carol Graham của Viện Brookings nói rằng có một lỗi tiềm ẩn trong nghiên cứu của họ, đó là họ định nghĩa hạnh phúc theo cách chính những người được hỏi tự nhận xét về mức độ thỏa mãn trong cuộc sống (bạn hài lòng với cuộc sống của mình như thế nào), chứ không xem xét ở khía cạnh trải nghiệm, như là bạn cười bao nhiêu lần trong ngày, bạn tức giận bao nhiêu lần? Các nhà nghiên cứu hiểu rằng hai dạng câu hỏi này có thể dẫn đến những kết quả rất khác nhau về hạnh phúc.
Tuy nhiên,cần nhớ rằng đây vẫn chỉ là những giả thuyết, tranh cãi được đăng trên Tạp chí Tâm lý học của Anh, cụ thể là2 nhà tâm lý học tiến hóa Satoshi Kanazawa của Trường Kinh tế London và Norman Li của Trường đại học Quản lý Singapore,chứ chưa phải là khoa học.
Quỳnh Anh (t/h)