Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng hôm 17.7 cho biết vụ tịch thu 240 triệu USD từ tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc không phải là nhắm vào Bắc Kinh.

Malaysia giải thích vụ tịch thu 240 triệu USD của tập đoàn dầu khí Trung Quốc

Hoàng Vũ | 18/07/2019, 11:21

Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng hôm 17.7 cho biết vụ tịch thu 240 triệu USD từ tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc không phải là nhắm vào Bắc Kinh.

“Tôi muốn nói rõ ở đây rằng những hành động mà chúng tôi đã tiến hành là nhắm vào một công ty, không phải một quốc gia. Đó là hành động đối với một công ty cụ thể, chứ không phải một quốc gia cụ thể”, tờ Malay Mail trích dẫn lời Bộ trưởng Lim.

Người đứng đầu Bộ Tài chính Malaysia còn nhấn mạnh rằng: “Chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia nếu nhận thấy có bất kỳ công ty nào không thực hiện các công việc mang lại lợi ích cho đất nước hoặc phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cộng đồng”.

Tuyên bố của Bộ trưởng Lim được đưa ra sau khichính phủ Malaysia hôm 15.7 thông báo tịch thu 243,5 triệu USD từ tài khoản ngân hàng của Công ty Kỹ thuật Đường ống Dầu khí (CPP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Vụ tịch thu xảy ra gần 1 năm sau khi Malaysia đình chỉ 2 dự án đường ống dầu khí của Trung Quốc, trị giá 2,3 tỉUSD, trong đó CPP là nhà thầu chính.

Thủ tướng Malaysia MahathirMohamad sau đó cho biết chính phủ nước này "chỉ lấy lại tiền cho phần công việc mà CPP chưa thực hiện" và "Trung Quốc không có lý do gì để không hài lòng".

“Tôi không thấy lý do tại sao người Trung Quốc không hài lòng về điều đó. Chúng tôi không lấy lại tiền cho công việc họ đã làm, mà chỉ lấy lại tiền cho công việc họ chưa làm”, ông Mahathir Mohamadnói với các phóng viên hôm 15.7 và cho biết thêm rằng trước khi đình chỉ, Malaysia đã thanh toán hơn 80% chi phí, nhưng chỉ có 13% công việc được hoàn thành.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung QuốcCảnh Sảng hôm 16.7 tuyên bố dự án xây lắp 2 đường ống dẫn đầu do CPP triển khai tại Malaysia được thực hiện phù hợp với hợp đồng đã ký.

"Đối với những vấn đề phát sinh trong quá trình hợp tác, hai bên rõ ràng nên giải quyết thông qua tham vấn hữu nghị", SCMP dẫn lời phát biểu của ông Cảnh Sảng .

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết hai nước đã duy trì quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài, Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với Kuala Lumpur để thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế và thương mại.

Minh Hằng (theo Malay Mail, SCMP)
Bài liên quan
Thắng Malaysia, Việt Nam mở toang cửa vào tứ kết U.23 châu Á
Với chiến thắng thứ 2 liên tiếp, U.23 Việt Nam đã mở toang cánh cửa vào vòng tứ kết giải vô địch châu Á.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Malaysia giải thích vụ tịch thu 240 triệu USD của tập đoàn dầu khí Trung Quốc