Những người tưởng như John Travolta sẽ có hành động “sửa sai” sau khi mắc lỗi ngớ ngẩn tại lễ trao giải Oscar 2014 đã vỡ mộng vào năm nay, khi anh lại có thêm các trò lố mới.

Mổ xẻ màn sờ soạng của John Travolta tại giải Oscar 2015

Một Thế Giới | 25/02/2015, 06:48

Những người tưởng như John Travolta sẽ có hành động “sửa sai” sau khi mắc lỗi ngớ ngẩn tại lễ trao giải Oscar 2014 đã vỡ mộng vào năm nay, khi anh lại có thêm các trò lố mới.

Năm ngoái, Travolta gọi nhầm tên của Idina Menzel (nữ ca sĩ hát ca khúc Let It Go trong phim Frozen (Vương quốc băng giá) thành Adele Dazeem.

“Hành vi không phù hợp”

Năm nay Travolta đã đọc đúng tên của Menzel khi giới thiệu cô lên sân khấu. Nhưng ngay sau đó anh bắt đầu giơ tay lên... nâng lấy cằm rồi rờ vào má Menzel với thái độ rất đáng ngờ. Hành động của Travolta khiến cho ngôi sao của Frozen dường như có ý né tránh.

Nhưng đó không phải là màn gây kinh ngạc duy nhất của Travolta. Tại sự kiện thảm đỏ trước lúc diễn ra lễ trao giải chính thức, Travolta đã vòng tay ôm lấy eo ngôi sao Scarlett Johansson, thơm vào má cô và dường như còn rờ rẫm thân hình cô, ngay trước ống kính của vô số tay máy. Johansson đã đứng yên, gương mặt lạnh tanh, như phát đi thông điệp cô kinh tởm với hành động quá trớn này.
Mo xe man so soang “kho do” cua John Travolta tai le trao giai Oscar 2015-hinh-anh-1
 Travolta ôm eo và thơm vào má Jonhanson 

Johansson và Menzel không phải là những người duy nhất cảm thấy khó chịu trước lối hành xử kỳ quái của Travolta. “Travolta nghiêng người và để lộ ra sự thô tục” - tờ Boston Globe nhận xét. Tờ Evening Standard thì gọi việc Travolta sờ mặt Menzel là “khoảnh khắc kỳ cục nhất trong giải Oscar”.

Nhà phê bình Robbie Collin của tờ The Telegraph còn đi xa hơn, nói rằng màn thơm và sờ soạng của Travolta với Johansson là “tổng kết của sự phân biệt giới tính ở Hollywood”. Theo Collin, Travolta đã coi và đối xử với các ngôi sao nữ trên như một dạng “chiến lợi phẩm”.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu người ta có thể chấp nhận được các ngón tay quá mức thân thiện ấy của Travolta? Theo Liz Brewer, một chuyên gia về nghi thức xã giao, hoàn toàn không có bối cảnh công cộng nào khiến cho các hành vi của Travolta trở nên quyến rũ hoặc chấp nhận được.

“Lễ trao giải Oscar là một sự kiện trang trọng, có quy tắc hành xử. Anh xuất hiện trước máy ghi hình và làm việc của mình. Vậy anh ta đang cố làm gì thế? Đánh cắp sự chú ý từ người khác? Đến tôi cũng còn thấy kinh hãi?” - Brewer nói - “Tôi không biết anh ta quen thân với Scarlet Johansson tới cỡ nào. Nhưng đó là hành vi không phù hợp, hoàn toàn không cẩn thiết”.

Thận trọng khi giao tiếp ở nơi công cộng

Chuyên gia ứng xử tại Viện Nghiên cứu Emily Post, trong bất kỳ bối cảnh nghề nghiệp nào, việc “đụng chạm tới ai đó luôn là chuyện lớn”. “Chúng tôi nói rằng trung tâm của lối hành xử đúng mực là khiến người khác thấy thoải mái” - Senning nói - “Hãy nhìn vào các phản ứng mà John Travolta nhận về. Idina Menzel không thể hét lên rằng “ngừng lại đi” vì cô ấy đang ở trên sân khấu. Vì thế khi cô ấy bắt đầu tìm cách né tránh, anh ấy phải nhận ra điều đó”.

Senning nói rằng lối hành xử của Travolta khiến ông nhớ tới lần Tổng thống Mỹ George Bush... bóp vai Thủ tướng Đức Angela Merkel tại hội nghị G8. “Bà ấy đã co người lại rồi nhún vai để ông ấy bỏ tay ra” - Senning cho biết.

Theo lời Senning, khoảng cách để cư xử thoải mái ở nơi công cộng tại Mỹ là gần nửa mét. Nếu tiến vào gần hơn khoảng cách này, bạn phải biết rõ quy tắc hành xử. “Chúng tôi khuyên rằng một cái bắt tay luôn là lựa chọn an toàn. Nhưng nếu bạn định ôm xã giao ai đó, cần phải phát tín hiệu bằng mắt trước. Hãy để người khác biết rằng ta đang tiến tới gần hơn” - Senning nói.

Một lời khuyên khác mà Senning đưa ra là hãy làm “phép thử giới tính” trước khi thực hiện một hành vi nào đó. “Nghi thức xã giao không nghiêng về giới nào cả nên ta phải đối xử với mọi người như nhau. Liệu John Travolta có rờ cằm một người đàn ông mà anh giới thiệu lên sân khấu?” - Senning nói.

Tuần trước, Phó Tổng thổng Mỹ Joe Biden đã bị chỉ trích đo để tay của ông lên bờ vai bà Stephanie Carter, vợ tân Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, và còn thì thầm với bà. “Tôi không rõ ông Biden có đi tới chỗ một nam nhân viên, rờ lưng anh ấy rồi nói thầm vào tai anh ấy như thế không?” - Senning nhận xét.

Lời khuyên nữa của Senning là hãy nghĩ kỹ trước khi thực hiện hành động nào đó. Anh định phát đi thông điệp gì khi giơ tay lên rờ mặt người khác như Travolta? “Chúng tôi luôn nói với các khách hàng rằng không nên sờ vào mặt mình ở nơi công cộng, để họ cũng không làm điều đó với mặt người khác” - Senning nói.

Theo ông, có khả năng Travolta thích sờ soạng vào người khác giới chỉ vì anh có tật “ngứa ngáy chân tay”. Vấn đề là một hành vi xấu trong giao tiếp không chỉ ảnh hưởng tới người bạn đang nói chuyện cùng mà còn tác động tới cả những người ở xung quanh - trong trường hợp của Travolta là các khán giả.

“Sáng nay tôi gần như chỉ nghe thấy một tin tức duy nhất, đó là câu chuyện về John Travolta” - Senning nói - “Vì thế hãy thận trọng với cách thức anh giao tiếp với người khác ở nơi công cộng. Nếu không ngày hôm sau anh sẽ có thể thành chủ đề đàm tiếu của dư luận”.

Tường Linh/Thể thao & Văn hóa

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mổ xẻ màn sờ soạng của John Travolta tại giải Oscar 2015