Một bài báo về y khoa của 2 tác giả Việt Nam vừa bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus, không phải do đạo văn, mà do vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học và có dấu hiệu mạo nhận. >> ĐH Quốc tế TP.HCM nói gì về bài báo của giảng viên trường bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus?

Một bài báo của 2 tác giả Việt Nam vừa bị rút khỏi tạp chí quốc tế

Một Thế Giới | 15/10/2014, 10:56

Một bài báo về y khoa của 2 tác giả Việt Nam vừa bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus, không phải do đạo văn, mà do vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học và có dấu hiệu mạo nhận. >> ĐH Quốc tế TP.HCM nói gì về bài báo của giảng viên trường bị rút khỏi tạp chí SpringerPlus?

Tác giả bài báo là Nguyen Van Toan và Tran Thi Hanh, hiện là giảng viên khoa Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế TP.HCM (trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nội dung bài báo là về điều trị hen suyễn bằng các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên. Bài báo bị SpringerPlus thông báo rút vào ngày 25.9.2014.

Theo thông báo rút bỏ, phiên bản gốc của bài báo (Van Toan và Thi Hanh 2013) đã bị rút lại do các vấn đề liên quan đến đạo đức: thử nghiệm lâm sàng đã không được chấp thuận bởi một ủy ban đạo đức, và các tác giả đã không cung cấp các bằng chứng cho thấy họ được đồng ý bởi các bệnh nhân.

Đồng thời, cố vấn khoa học của thử nghiệm lâm sàng này (ANZCTR 2012) là GS Steven Neill thuộc ĐH West of England (Anh) phát biểu rằng: ông không hề biết gì về nghiên cứu này và rằng trường West of England cũng không liên quan đến.

Một điều bắt buộc đối với các nghiên cứu thực nghiệm đăng trên SpringerPlus phải được thực hiện với sự chấp thuận của một ủy ban đạo đức phù hợp, và nghiên cứu được tiến hành trên người phải thống nhất với các hướng dẫn của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO).

Biên tập viên của SpringerPlus Max Haring cho biết: GS Steven Neill là nhà khoa học thực vật của ĐH West of England, ông chưa hề thực hiện nghiên cứu trên người. Tác giả bài báo Nguyen Van Toan nhận bằng Tiến sỹ tại West of Englang năm 2007, nhưng mối liên hệ duy nhất của ông với nhà trường có vẻ là do chính ông đã liệt kê như là một cơ quan liên hiệp trong bài báo đã bị rút bỏ.

“Tôi đã liên lạc với giáo sư Steven Neill và thông báo với ông về quyết định rút bài báo của chúng tôi. Ông chỉ ra rằng ông hay trường ĐH West of England đều không hay biết gì về nghiên cứu này. Hoàn toàn có khả năng là tác giả đã phát biểu quá hoặc liệt kê sai cơ quan liên hiệp của ông với trường West of England”, ông Max Haring nói.

Cũng theo ông Max Haring, ban biên tập của SpringerPlus phát hiện vi phạm này thông qua thông báo của một độc giả; và trước đó, nghiên cứu này đã bị loại (reject) bởi một tạp chí khác cũng của Springer, sau đó tác giả gửi bản thảo này tới SpringerPlus và được chấp nhận đăng.

SpringerPlus là một tạp chí truy cập mở open-access của Springer.

Hiệu trưởng ĐH Quốc tế TP.HCM nói gì về vấn đề này? Chúng tôi sẽ thông tin tiếp đến bạn đọc!
Có thể bạn quan tâm:
TS Nguyễn Thành Sơn: Sạt lở đê hồ thải quặng bô xít Tân Rai cho thấy TKV rất chủ quan
Đã đến lúc cần đánh giá độc lập lại toàn bộ dự án bô xít
Huy Vũ - Lê Quỳnh (theo Springerplus và Retractionwatch) 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự kiến cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng 7
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết phần mềm sử dụng công nghệ tiên tiến để kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR, giúp người dùng tránh xa các mối nguy hiểm tiềm tàng trên không gian mạng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một bài báo của 2 tác giả Việt Nam vừa bị rút khỏi tạp chí quốc tế