Những ngày này, sinh viên trên địa bàn thủ đô bắt đầu đổ về các bến xe buýt, xe khách để chuẩn bị về quê ăn Tết trong tình trạng tay xách nách mang, bị nhồi nhét trên xe buýt, chịu cảnh nhích từng bước chậm rãi trên đường...

Mưa rét và nỗi khổ sinh viên về quê ăn Tết sớm

Một Thế Giới | 31/01/2016, 05:45

Những ngày này, sinh viên trên địa bàn thủ đô bắt đầu đổ về các bến xe buýt, xe khách để chuẩn bị về quê ăn Tết trong tình trạng tay xách nách mang, bị nhồi nhét trên xe buýt, chịu cảnh nhích từng bước chậm rãi trên đường...

Ngày nghỉ cuối tuần, nhiều sinh viên tranh thủ về sớm ngày nào hay ngày đó đã lựa chọn xe buýt - phương tiện giá rẻ để về quê sum họp ăn Tết cùng gia đình.

Mặc cho thời tiết mưa gió, lạnh buốt, các sinh viên tay xách nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh vẫn phải nhanh chân, “chật vật” tìm xe cho kịp thời gian chạy chỉ mong sao tránh được tình trạng nhồi nhét.
sinh vien Ha Noi ve que an Tet som

Khổ sở vì quá tải

Theo chia sẻ của nhiều người, khó khăn lớn nhất là việc di chuyển từ nhà ra bến xe trong khi đồ đạc cồng kềnh, khá vất vả.

Nguyễn Hồng Hà (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết: “Ngày thường, đi từ Cầu Giấy ra bến xe Mỹ Đình chỉ mất khoảng 15 phút nhưng hôm nay phải di chuyển tới hơn 1 tiếng do tắc đường liên tục. Chưa kể, ra đến bến xe lại phải chờ thêm xe nữa mới về được Phú Thọ”.
Cũng giống như Hà, Phạm Mạnh Trường (sinh viên Đại học Giao thông vận tải) cũng có mặt tại bến xe Mỹ Đình chuẩn bị bắt xe về Thạch Thất phàn nàn: “Đứng ở đây cả tiếng đồng hồ, chờ 2 xe rồi mà mình cũng chưa dám lên, xe nào xe ấy đều đông nghịt nên đành chờ thêm xe nữa mong sao vắng một chút”.
sinh vien Ha Noi ve que an Tet som

Xe buýt là phương tiện công cộng giá rẻ, phù hợp với sinh viên. Tuy nhiên, những ngày này dù không rơi vào giờ cao điểm thì lượng người trên xe buýt cũngchật kín. Chưa kể những xe buýt chạy tuyến ngoại tỉnh luôn trong tình trạng phải “từ chối” khách hàng.

Theo anh Trần Tùng (lái xe buýt đi ngoại thành), lượng người đổ về các bến xe trong những ngày này đông hơn gấp nhiều lần, lượt nào chở khách cũng đông, nhiều khi nhìn sinh viên tay xách đồ đạc lỉnh kỉnh cũng thương nhưng xe đông quá cũng đành chịu, không cho lên được.
sinh vien Ha Noi ve que an Tet som

Không đủ kiên nhẫn chờ xe buýt, một số bạn chọn di chuyển ra các bến xe bằng xe ôm nhưng giá xe ôm mấy ngày này cũng “trên trời”.

“Hôm nay, đi từ Định Công ra bến xe Giáp Bát thôi mà cũng mất gần 50.000 đồng do tắc đường lâu quá, chờ xe buýt thì sợ không kịp giờ về. Dù đắt hơn xe buýt nhưng cũng đành cắn răng đi ra cho kịp chuyến xe”, Hoàng Anh (sinh viên Đại học Bách Khoa) tâm sự.

Mệt mỏi chờ đợi

Dù rất mệt mỏi vì phải trải qua quãng đường đi từ ký túc hay nhà trọ ra bến xe, sinh viên vẫn phải tiếp tục chịu đựng những nỗi khổ khác.

sinh vien Ha Noi ve que an Tet som
sinh vien Ha Noi ve que an Tet som

“Vì thời gian nghỉ Tết kéo dài 3 tuần nên mình mang luôn đồ về, kèm theo quà cho các em ở nhà nữa nên rất lỉnh kỉnh, cũng không biết có được cho lên xe không nữa. Vác đồ ra bến xe rất mệt nhưng thời gian ngồi chờ xe còn mệt hơn”, Nguyễn Tuấn Anh (sinh viên Cao đẳng Thương mại Du lịch) chia sẻ.

Nhớ lại tình trạng nhồi nhét trên xe khách đi về Thái Bình năm ngoái, bạn Dương Thu (sinh viên Cao đẳng Cộng đồng) vẫn còn sợ: “Phải chờ rất lâu mới lên được xe, lúc đầu xe cũng vắng nhưng đi được một đoạn, người lên ngày càng đông. Chưa kể, xe còn bắt khách dọc đường, nhồi nhét, rất kinh khủng.”
sinh vien Ha Noi ve que an Tet som
Tuy đã rút kinh nghiệm từ năm ngoái, chọn phương án về sớm hơn nhưng nhiều sinh viên cũng không thoát khỏi cảnh tượng này. Mang vác đồ đạc lỉnh kỉnh, gương mặt bơ phờ vì mệt mỏi, chờ đợi triền miên là điều mà họ vẫn phải trải qua trước khi về đến quê nhà. 
Thu Anh
Bài liên quan
4 tuyến xe buýt không trợ giá kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam
Sáng 26.4, Sở GTVT TP.Đà Nẵng, Sở GTVT tỉnh Quảng Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Xe khách Phương Trang - FUTA Bus Lines tổ chức lễ công bố 4 tuyến xe buýt liền kề không trợ giá trên địa bàn Đà Nẵng - Quảng Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mưa rét và nỗi khổ sinh viên về quê ăn Tết sớm