Giới phân tích cảnh báo việc đặt cược vào vắc xin Trung Quốc để đối phó đại dịch COVID-19 có thể khiến Indonesia “mắc nợ” về mặt ngoại giao.

Mua vắc xin COVID-19 Trung Quốc là ‘canh bạc’ của Indonesia

Cẩm Bình | 11/12/2020, 09:12

Giới phân tích cảnh báo việc đặt cược vào vắc xin Trung Quốc để đối phó đại dịch COVID-19 có thể khiến Indonesia “mắc nợ” về mặt ngoại giao.

Trong nỗ lực cải thiện hình ảnh sứt mẻ nghiêm trọng vì dịch bệnh, Trung Quốc cam kết ưu tiên cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho quốc gia nghèo khó. Indonesia tuần qua nhận 1,2 triệu liều sản xuất bởi công ty Sinovac và 1,8 triệu liều nữa vào tháng tới.

Hai học giả Ardhitya Eduard Yeremia và Klaus Heinrich Raditio thuộc Viện nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore) lưu ý: “Ngoại giao vắc xin của Trung Quốc không phải vô điều kiện. Chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng hoạt động tài trợ vắc xin thúc đẩy chương đẩy chương trình nghị sự khu vực - đặc biệt là vấn đề nhạy cảm như tranh chấp Biển Đông”.

download.jpg
Lô vắc xin COVID-19 đầu tiên của Sinovac đến Indonesia - Ảnh: Straits Times

Indonesia bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc xin Sinovac trên người từ mùa hè năm nay, sản phẩm đến nay chưa được giới chức Indonesia hay Trung Quốc phê duyệt.

Chính quyền Jakarta đạt thỏa thuận mua hơn 350 triệu liều vắc xin từ nhiều đơn vị khác nhau, nhưng phần lớn đến từ hãng dược Trung Quốc (Sinovac và Sinopharm).

Theo nhà nghiên cứu Evan Laksmana thuộc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS): “Hợp tác vắc xin với Trung Quốc là nổi bật nhất, ẩn chứa tác động tiềm tàng. Ở mức độ nào đó Indonesia sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào chuỗi cung ứng y tế Trung Quốc về dài hạn”.

Nguy cơ phá vỡ thế cân bằng

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Indonesia, tại đất nước vạn đảo này có nhiều dự án thuộc khuôn khổ sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI). Tuy nhiên quan hệ song phương không phải không gặp vấn đề.

Đầu năm nay, Indonesia triển khai chiến đấu cơ lẫn tàu chiến thực hiện nhiệm vụ tuần tra quanh quần đảo Natuna giáp Biển Đông - nơi bị tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm. Chính quyền Jakarta còn triệu tập Đại sứ Trung Quốc để gửi công hàm phản đối.

Natuna ngoài khơi bờ biển phía tây bắc đảo Borneo thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Indonesia, nhưng Trung Quốc lại khẳng định vùng biển quanh quần đảo là “ngư trường truyền thống”.

Trong khi đó, Mỹ cần đối tác chiến lược quan trọng như Indonesia cho nỗ lực kiềm chế Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng lẫn sức mạnh quân sự ở khu vực.

Giáo sư Marcus Mietzner thuộc đại học quốc gia Úc nhận xét hiện nay Indonesia giữ cân bằng mối quan hệ với 2 cường quốc khá tốt.

Nhưng khi chính quyền Washington bận bịu lo xử lý tình hình dịch bệnh trong nước và có thể chẳng tập trung chống lại ngoại giao vắc xin mà Trung Quốc đang triển khai, Indonesia buộc phải tìm đến Trung Quốc.

“Lúc này thì chưa xuất hiện tác động gì lớn. Tuy nhiên ai ở Jakarta cũng nhận thức được rằng sắp tới sẽ khó lòng làm điều gì gây mất lòng Trung Quốc”, nhà nghiên cứu Laksmana cho biết.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mua vắc xin COVID-19 Trung Quốc là ‘canh bạc’ của Indonesia