Ngày càng nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm thuế nhiên liệu để giảm giá xăng dầu tăng cao. Động thái này giảm bớt gánh nặng cho người dân nhưng các nhà bảo vệ môi trường cho rằng nó đang đi ngược lại với các cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Mục tiêu khí hậu bị đẩy xuống khi các quốc gia châu Âu đối mặt khủng hoảng xăng dầu

Đan Thuỳ | 23/03/2022, 13:17

Ngày càng nhiều quốc gia châu Âu cắt giảm thuế nhiên liệu để giảm giá xăng dầu tăng cao. Động thái này giảm bớt gánh nặng cho người dân nhưng các nhà bảo vệ môi trường cho rằng nó đang đi ngược lại với các cam kết hạn chế sự nóng lên toàn cầu.

Chi phí nhiên liệu tăng cao do chiến tranh ở Ukraine trở nên trầm trọng hơn. Lần đầu tiên giá xăng ở phần lớn châu Âu vượt quá 2 euro (2,21 USD)/lít. Điều này đặt ra gánh nặng lớn cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp.

Chi phí nhiên liệu cao đã kích hoạt phong trào phản đối "Áo Vest Vàng" tại Pháp trong năm 2018. Ban đầu, phong trào này tập trung phản đối việc tăng giá nhiên liệu, một phần liên quan đến chính sách tăng thuế các sản phẩm xăng dầu. Sau đó, nó lan sang nhiều vấn đề khác liên quan đến việc mua năng lượng của tầng lớp trung lưu, sinh hoạt phí cao... và kêu gọi Tổng thống Pháp Macron từ chức.

Hôm 18.3, Ý cho biết sẽ giảm giá xăng và dầu diesel 25 cent/lít cho đến cuối tháng 4. Tại Pháp, Thủ tướng Jean Castex hôm 12.3 thông báo chính phủ sẽ trợ giá 0,16 USD/lít xăng và dầu diesel với mong muốn giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với tình trạng chi phí nhiên liệu tăng cao.

Theo ông Castex, biện pháp này sẽ được áp dụng trong vòng 4 tháng kể từ ngày 1.4. Kế hoạch này dự kiến tiêu tốn của chính phủ khoảng 2 tỉ euro. Bên cạnh đó, Pháp đã chi tổng cộng 20 tỉ euro để cắt giảm thuế và trợ cấp đối với hóa đơn điện và khí đốt. Thụy Điển cũng đã công bố các biện pháp tương tự. 

screen-shot-2022-03-23-at-11.38.36.png

Tuy nhiên, các nhà hoạt động khí hậu và một số nhà kinh tế chỉ trích cách tiếp cận này. Họ cho rằng các chính trị gia đang từ bỏ cam kết cắt giảm sản xuất nhiên liệu hóa thạch và đang ứng phó với tình trạng khẩn cấp về giá nhiên liệu với cái giá phải trả là khủng hoảng khí hậu.

Ông cho rằng các quốc gia nên khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi chung xe hơi hoặc các phương tiện di chuyển sinh thái khác. 

Cơ quan tư vấn chính sách của EU Eurointelligence gọi các động thái này là "sai lầm" và "thụt lùi" vì chúng trợ cấp cho người dùng ô tô trung lưu thay vì giúp các hộ gia đình ít có khả năng chịu gánh nặng của việc tăng giá năng lượng.

Trong báo cáo mới nhất của mình vào tháng trước, hội đồng khoa học khí hậu của Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu đang tác động đến thế giới nhanh hơn nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học. 

"Từ chối và trì hoãn không phải là chiến lược, chúng là công thức dẫn đến thảm họa", đặc phái viên khí hậu Mỹ John Kerry cho biết trong một tuyên bố.

Mới đây, các đợt sóng nhiệt đáng kinh ngạc xảy ra ở cả hai cực của Trái Đất đang khiến cộng đồng khoa học khí hậu phải lo lắng. Họ cảnh báo hiện tượng chưa từng có tiền lệ này có thể là dấu hiệu cho thấy tình biến đổi vỡ khí hậu đang diễn ra nhanh hơn và đột ngột hơn.

Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa công bố một kế hoạch hành động khẩn cấp nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang nổi lên sau khi Nga tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Kế hoạch của IEA được thiết kế với 10 điểm trọng tâm, trong đó kêu gọi giảm giới hạn tốc độ trên đường cao tốc ít nhất 6 dặm một giờ, làm việc tại nhà tối đa 3 ngày/tuần nếu có thể, và hạn chế sử dụng ô tô ở các thành phố vào ngày chủ nhật.

Các khuyến nghị được IEA đưa ra cho các nền kinh tế phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu với hy vọng bù đắp sự thiếu hụt gần 1/3 nguồn cung dầu mỏ từ Nga do các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Moscow.

Ngoài ra, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng kêu gọi các quốc gia khuyến khích việc chia sẻ ô tô, sử dụng tàu cao tốc và tàu đêm thay vì máy bay, hạn chế đi công tác bằng máy bay khi có thể, và khuyến khích đi bộ, đi xe đạp và giao thông công cộng.

screen-shot-2022-03-23-at-11.38.42.png

Theo ước tính của IEA, nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, sẽ giúp kéo giảm nhu cầu dầu thế giới khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong vòng 4 tháng - bằng lượng tiêu thụ của các xe ô tô ở Trung Quốc. 

Năm 2019, 27% lượng dầu thô nhập khẩu của EU đến từ Nga.

Khi được hỏi liệu các khoản trợ cấp nhiên liệu cho người lái xe ô tô đang được các nước EU thông qua có mâu thuẫn với tinh thần của kế hoạch của mình hay không, IEA đã tránh mọi lời chỉ trích trực tiếp.

"Bất cứ khi nào có thể, các biện pháp định giá nên được thiết kế cẩn thận, ưu tiên những bộ phận dân cư nghèo nhất và những người mà ô tô là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế của họ", IEA nói trong một tuyên bố.

Ủy ban châu Âu (EC), đã kêu gọi các quốc gia thành viên cắt giảm 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với mức năm 1990, cũng tránh chỉ trích các chính phủ.

Người phát ngôn của EC cho biết: "Chúng tôi hiểu tình hình khó khăn do giá năng lượng tăng gần đây và sự cần thiết phải giảm bớt tác động cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bằng các biện pháp tạm thời và có mục tiêu".

Bài liên quan
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21.11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.520 đồng/lít.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mục tiêu khí hậu bị đẩy xuống khi các quốc gia châu Âu đối mặt khủng hoảng xăng dầu