Theo Politico, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang khởi hành một sứ mệnh ngoại giao đầy tham vọng nhằm lôi kéo Bắc Kinh rời xa Moscow.

Mỹ hoài nghi về nỗ lực của Pháp trong việc tiếp cận Trung Quốc

Hoàng Vũ (theo Politico) | 03/04/2023, 16:40

Theo Politico, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang khởi hành một sứ mệnh ngoại giao đầy tham vọng nhằm lôi kéo Bắc Kinh rời xa Moscow.

Nhà lãnh đạo Pháp muốn Trung Quốc đóng vai trò hòa giải trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày của ông Macron không hề dễ dàng trong bối cảnh châu Âu tiếp tục quay cuồng với tác động của việc cắt đứt quan hệ thương mại với Nga và căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington.

Phát biểu trước chuyến thăm Bắc Kinh, Tổng thống Pháp cho biết mục tiêu của ông là “cố gắng lôi kéo Trung Quốc tham gia càng nhiều càng tốt để gây áp lực lên Nga” về các chủ đề, như vũ khí hạt nhân.

phap-trung.png
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh hồi năm 2018 - Ảnh: Getty

Ông Macron từng bị chỉ trích gay gắt vì các cuộc điện đàm không có kết quả trong nhiều giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào năm ngoái - một nỗ lực đã thất bại trong việc ngăn chặn cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Do đó, giới chức Mỹ dường như không lạc quan về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp sẽ mang lại kết quả quan trọng.

Politico dẫn lời 3 quan chức chính quyền Mỹ giấu tên cho biết Nhà Trắng rất ít kỳ vọng ông Macron đạt được đột phá. Các quan chức nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình khó có thể hành động theo yêu cầu của Tổng thống Pháp hoặc ngừng bất kỳ động thái quyết đoán nào của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.

Ngoài ra, cũng có một số lo ngại trong chính quyền Biden về khả năng Pháp có thiện chí với Trung Quốc vào thời điểm căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang ở mức cao nhất trong nhiều thập niên.

Chuyến thăm liệu có hiệu quả?

Trung Quốc đã tìm cách thể hiện mình là một bên trung lập trong cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, ngay cả khi tiếp tục củng cố mối quan hệ “thân thiết” với Moscow, tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Nga với giá ưu đãi.

Người Pháp kỳ vọng chuyến thăm của ông Macron sẽ thuyết phục Trung Quốc kêu gọi Nga dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Ukraine.

Tổng thống Pháp được cho sẽ thử phản ứng của ông Tập trước lời đe dọa của Nga về việc đặt tên lửa hạt nhân ở Belarus, một quyết định trái ngược với lập trường không phổ biến vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, và kế hoạch 12 điểm để giải quyết xung đột ở Ukraine.

Tuy nhiên, bất chấp sự thể hiện thiện chí, Tổng thống Pháp sẽ không ngần ngại gửi "một số thông điệp" tới Bắc Kinh về việc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến.

"Chúng tôi sẽ không đe dọa, nhưng gửi một số cảnh báo: Trung Quốc cần hiểu rằng nếu họ hỗ trợ Moscow về mặt quân sự sẽ gây hậu quả cho châu Âu, cho chúng tôi... Chúng tôi cần nhắc nhở họ về lợi ích an ninh của chúng tôi”, một quan chức Pháp cho biết.

Sự thống nhất của EU có được thể hiện?

Đồng hành cùng Tổng thống Pháp trong chuyến thăm Trung Quốc có Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leye - người có thể làm phức tạp thêm tình hình vì đã liên tục chỉ trích Bắc Kinh trong thời gian gần đây.

Trong một bài phát biểu cấp cao về quan hệ EU - Trung Quốc hôm 30.3, bà Ursula von der Leyen kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) “giảm thiểu rủi ro” do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bà cũng ngụ ý rằng EU có thể chấm dứt việc theo đuổi một thỏa thuận thương mại mang tính bước ngoặt với Trung Quốc, vốn đã đạt được vào năm 2020 nhưng sau đó bị đình trệ.

Phản ứng trước các bình luận của Chủ tịch EC, Đại sứ Trung Quốc tại EU Phó Thông nói rằng ông "hơi thất vọng". “Bài phát biểu đó chứa đựng nhiều thông tin không đúng và diễn giải sai về các chính sách và quan điểm của Trung Quốc”, ông Phó nói hôm 31.3.

Dù vậy, Tổng thống Pháp hồi tháng 3 cho biết ông đã “đề nghị bà Ursula von der Leyen đi cùng mình tới Trung Quốc” để có thể đưa ra “một tiếng nói thống nhất”.

“Chuyến thăm Trung Quốc của tôi không gắn liền với các sứ mệnh của EU, vì Pháp có chính sách ngoại giao độc lập, nhưng chúng tôi luôn cần và đánh giá cao sự phối hợp của EU”, ông Macron cho hay.

Việc đi chung với người đứng đầu EU khiến nhà lãnh đạo Pháp trở nên khác biệt với chuyến thăm Trung Quốc trước đó của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Các quan chức EU đã chỉ trích ông Scholz việc đã vội vã đến Trung Quốc vào năm ngoái và chỉ tập trung nhiều vào lợi ích của Đức hơn là Liên minh châu Âu.

Với bà Ursula von der Leyen cùng đi, Tổng thống Macron có thể hy vọng có thêm tiếng nói “trọng lượng và thống nhất” tại Trung Quốc. Ở Mỹ, Tổng thống Pháp đã thử chiến thuật đó và đạt được một số nhượng bộ nhất định về kế hoạch trợ cấp xanh của Washington cho khối. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lá bài này có thể "khó chơi" hơn ở Trung Quốc.

Bài liên quan
Một cơ sở thẩm mỹ bị đóng cửa đã cố tình thay tên để tiếp tục hoạt động trái phép
Sau khi bị xử phạt, đóng cửa 18 tháng, một cơ sở thẩm mỹ tại địa chỉ 57 Ba Tháng Hai, phường 11, quận 10, TP.HCM đã thay tên công ty và mở phòng khám chuyên khoa da liễu mang tên “An Nhi” nhằm né việc chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan chức năng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ hoài nghi về nỗ lực của Pháp trong việc tiếp cận Trung Quốc