Theo trang tin của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ (CPF.navy), tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) và tàu huấn luyện JS Kashima (TV 3508) cùng JS Shimayuki (TV 3513) của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã tiến hành một cuộc tập trận trên Biển Đông hôm 23.6.

Mỹ, Nhật tập trận trên Biển Đông, 'dằn mặt' Bắc Kinh

24/06/2020, 14:20

Theo trang tin của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ (CPF.navy), tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords (LCS 10) và tàu huấn luyện JS Kashima (TV 3508) cùng JS Shimayuki (TV 3513) của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) đã tiến hành một cuộc tập trận trên Biển Đông hôm 23.6.

Các tàu chiến Mỹ, Nhật Bản tập trận tại Biển Đông hôm 23.6 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Các chiến hạm của Mỹ và Nhật Bản triển khai các bài tập liên lạc song phương, chiến thuật chia tách, cơ động chính xác và chụp ảnh. Cuộc diễn tập được thiết kế nhằm tăng khả năng tương tác giữa hai lực lượng hải quân, cho phép các tàu thực hành giao tiếp và phối hợp khi hoạt động cùng nhau.

Trong một thông cáo, chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm Tấn công Viễn chinh số 7 của Mỹ cho biết cuộc tập trận này là cơ hội quan trọng trong việc phối hợp cùng đồng minh trên biển về khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như góp phần tăng cường quan hệ.

“Thực hiện các kỹ năng hàng hải phức tạp với JMSDF cho phép hai lực lượng xây dựng khả năng tương tác và sẵn sàng chiến đấu của chúng tôi khi duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, ông Kacher nói.

Tàu tác chiến ven bờ USS Gabrielle Giffords, tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki diễn tập tại Biển Đông hôm 23.6 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Dustin Lonero, chỉ huy đội tàu Gabrielle Giffords nhấn mạnh Hải quân Mỹ đang mài giũa các hoạt động hàng hải với các đồng minh có cùng chí hướng để đảm bảo một khu vực tự do và cởi mở.

Chuẩn đô đốc Yagi Kouji của lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết cuộc tập trận song phương này đã tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Mỹ, tạo thành cơ sở thúc đẩy an ninh và ổn định trong khu vực. “Tôi đánh giá cao cơ hội cho cuộc tập trận song phương này với Gabrielle Giffords”, Yagi cho hay.

Các tàu chiến Mỹ, Nhật Bản tập trận tại Biển Đông hôm 23.6 - Ảnh: Hải quân Mỹ

Trung Quốc trong những năm gần đây, đã không ngừng khai thác và quân sự hóa các rạn san hô ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng gia tăng sự hiện diện của các máy bay và tàu quân sự trên tuyến đường biển chiến lược mà Trung Quốc tự coi là lãnh thổ của mình, mặc dù phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách phi lý này vào năm 2016.

Là một phần trong sự thay đổi chiến lược nhằm ngăn chặn Trung Quốc, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã tăng cường các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông khiến Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối.

Tháng trước, Hải quân Mỹ cũng đã đưa tàu USS Gabrielle Giffords tới biển Đông để thực hiện cuộc tập trận với tàu hộ vệ RSS Steadfast (FFS 70) của Singapore trong hai ngày 24 và 25.5, động thái được cho là nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại khu vực.

Tàu USS Gabrielle Giffords hôm 12.5 cũng đã có mặt ở phía nam Biển Đông để tiến hành hoạt động tự do hàng hải. Trước đó, vào cuối tháng 4, Mỹ đã điều 4 tàu chiến bao gồm USS America (LHA 6), USS Bunker Hill (CG 52) và USS Barry (DDG 52) đến tập trận chung với Hải quân Hoàng gia Úc ở Biển Đông.

Không quân Mỹ trong tháng 6 cũng đã điều các máy bay ném bom B-1B và máy bay do thám trinh sát không người lái Global Hawk tới Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương, một phần trong chiến lược rộng hơn nhằm thực hiện các sứ mệnh giám sát và răn đe trong khu vực.

Đáng chú ý, Mỹ hồi đầu tháng này đã gửi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, khẳng định yêu sách phi lý của Bắc Kinh “không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Công hàm lần này được xem là tiếng nói chính thức của Mỹ, tiếp nối các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm lên án các hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hoàng Vũ (theo CPF.navy)

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
5 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Nhật tập trận trên Biển Đông, 'dằn mặt' Bắc Kinh