Chỉ sau khi người dân của mình đã tiêm chủng, nếu còn thừa lại vắc xin, Mỹ sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới, ông Biden cho biết vào hôm 10.3.

Mỹ sẽ chia sẻ vắc xin dư thừa với thế giới

Hoàng Phương | 11/03/2021, 12:22

Chỉ sau khi người dân của mình đã tiêm chủng, nếu còn thừa lại vắc xin, Mỹ sẽ chia sẻ với phần còn lại của thế giới, ông Biden cho biết vào hôm 10.3.

"Chúng tôi muốn chắc chắn rằng, người Mỹ phải được tiêm vắc xin trước tiên", Tổng thống Biden nói.

vaccine_pf-1607477391490.jpg

Ông Biden đã nói với một phóng viên với lời hứa chia sẻ vắc xin COVID-19 (nếu còn dư thừa) với các quốc gia khác, ngay sau khi chính phủ Mỹ công bố đã đạt được thỏa thuận mua thêm 100 triệu liều vắc xin Johnson & Johnson.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng việc giúp các quốc gia nghèo hơn tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người dân của họ sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho người Mỹ khi đi du lịch hoặc kinh doanh ở nước ngoài.

"Suy cho cùng thì chúng ta sẽ không được an toàn cho đến khi toàn bộ thế giới đã an toàn”, ông Biden nói. "Vì vậy, chúng tôi muốn chắc chắn rằng người Mỹ phải được tiêm vắc xin trước tiên, rồi sau đó chúng tôi sẽ cố gắng giúp đỡ phần còn lại của thế giới".


Hồi tuần trước, tổng thống Mỹ đã từ chối lời kêu gọi của Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador, rằng Mỹ nên chia sẻ nguồn cung cấp vắc xin với nước láng giềng ở phía nam này.

Mỹ hiện đang thực hiện tiêm chủng với tốc độ hơn 2,1 triệu người mỗi ngày và đến nay đã tiêm cho hơn 60 triệu người.

Nhà Trắng hy vọng rằng gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 triệu đô la mà ông Biden dự định ký vào 12.3 sẽ giúp thúc đẩy nỗ lực phân phối vắc xin của chính phủ, cũng như cung cấp thêm nguồn lực cho việc xét nghiệm COVID-19 cùng với các chương trình do nhà nước và địa phương điều hành nhằm chống lại đại dịch.

Ngoài gói cứu trợ COVID-19, với trị giá lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ, chính phủ cũng sẽ phân phát ngân phiếu kích thích kinh tế trị giá 1.400 USD cho hầu hết những người đóng thuế Mỹ. Chính phủ đồng thời sẽ mở rộng chương trình viện trợ thất nghiệp của liên bang và cung cấp 350 tỷ USD viện trợ cho các chính quyền địa phương và tiểu bang ở tuyến đầu chống dịch.



Theo The Independent
Copy Link
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ chia sẻ vắc xin dư thừa với thế giới