Sau nhiều cảnh báo Trung Quốc (TQ) nên ngưng các hành vi nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông, Mỹ sẽ quyết hành động quân sự ở Biển Đông ở mức hạn chế ?. Đó là câu hỏi của báo The Wall Street Journal (SW J).    

Mỹ sẽ hành động quân sự hạn chế ở Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc?

Một Thế Giới | 13/05/2015, 18:55

Sau nhiều cảnh báo Trung Quốc (TQ) nên ngưng các hành vi nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông, Mỹ sẽ quyết hành động quân sự ở Biển Đông ở mức hạn chế ?. Đó là câu hỏi của báo The Wall Street Journal (SW J).    

Tờ báo này nói đó là một lựa chọn nguy hiểm, khi cử chiến đấu cơ đến gần các đảo nhân tạo do TQ ngang ngược xây dựng trên 7 bãi cạn của quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Quyết định này có nghĩa Mỹ liên quan trực tiếp vào cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo nóng bỏng giữa TQ với các nước láng giềng, theo các chuyên gia an ninh khu vực.

Nếu  Mỹ sẽ quyết hành động quân sự ở Biển Đông, mà không chặn ngăn được TQ, Mỹ sẽ đối diện một lựa chọn khó khăn: rút lui và mất uy tín với bạn bè và đồng minh trong khu vực, hoặc quyết tâm theo đuổi với nguy cơ bị hút vào cuộc xung đột trực tiếp với TQ.

Theo WSJ, ít có viễn cảnh TQ sẽ từ bỏ âm mưu xây các công trình để phục vụ cho mục đích quân sự.

Hình ảnh vệ tinh gần đây đã chỉ ra, rằng từ tháng 3.2014, TQ đã tiến hành công việc cải tạo tại bảy địa điểm trên quần đảo Trường Sa, và đang xây dựng một đường băng trên một hòn đảo nhân tạo, và có thể là sẽ có một đường băng thứ hai trên một đảo khác.

Hình ảnh khác đã cho thấy TQ đang mở rộng một đường băng cho máy bay quân sự về phía bắc quần đảo Hoàng Sa.

My se quyet hanh dong quan su o Bien Dong
Ảnh vệ tinh chụp các công trình nhân tạo của TQ trên quần đảo Trường Sa 
 Giáo sư Taylor Fravel của khoa chính trị thuộc Viện công nghệ Massachusetts (MIT) nói:

“TQ sẽ không dừng các hoạt động mà họ tin là trên lãnh thổ của họ và có chủ quyền. Sức ép lớn hơn có thể buộc Mỹ phải làm nhiều hơn, và thậm chí liên quan  nhiều hơn”.

WSJ nêu TQ từng khôn khéo khai thác sự lựa chọn này trong quá khứ:Tháng 5.2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama ráng trấn an các đồng minh trong chuyến thăm châu Á, rằng Mỹ sẽ bảo vệ họ trước bất kỳ các cuộc tấn công xâm chiếm nào.

TQ lập tức đưa giàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, với ý đồ vạch trần độ nông của lời hứa bảo đảm an ninh của Mỹ.

Vì thế, toàn bộ chiến lược quân sự của TQ tại Biển Đông-sử dụng tên lửa, tàu chiến, máy bay, vũ khí chống vệ tinh và chiến tranh mạng-là để chặn Mỹ can thiệp vào bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, bằng cách nêu bật nguy cơ Mỹ sẽ phải trả giá đắt.

Nhằm tăng sức ép lên TQ, Mỹ cũng phải tính đến tính nhạy cảm của các đồng minh trong khu vực: họ không muốn phải chọn lựa ngả theo TQ hay Mỹ.

Đo được phản ứng của các đồng minh và của TQ, trước những chọn lọc quân sự sẽ là điều quan trọng, khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ đến Singapore vào cuối tháng 5, tham dự một hội nghị an ninh vốn có thể bị phủ bóng đen từ cuộc khủng hoảng TQ xây đảo nhân tạo.

Cho đến nay, TQ chỉ phát tín hiệu họ không muốn đối đầu, không công khai chiếm đoạt lãnh thổ.  TQ cũng cẩn thận thực hiện kiểm soát chủ quyền bằng cách sử dụng tàu tuần tra biển sơn trắng, thay vì dùng tàu chiến sơn màu xám.

My se quyet hanh dong quan su o Bien Dong
Tàu tuần tra biển TQ (phải) xịt vòi rồng qua tàu Việt Nam hồi tháng 5.2014 
 Chưa thể rõ Mỹ kỳ vọng đạt được điều gì khi đưa tàu chiến đến gần các công trình xây dựng TQ trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 12 hải lý.

TQ chưa hề giải thích họ muốn gì ở nơi họ xem là quyền hàng hải của họ quanh các công trình này, dù TQ đã ngang ngược tuyên bố sở hữu 90 % Biển Đông với “đường lưỡi bò 9 đoạn” kéo dài từ bờ biển TQ đến Indonesia.

Và dù TQ đã tuyên bố chủ quyền vùng biển 12 hải lý quanh quần đảo Trường Sa, họ chưa hề giải thích chính xác cách phân định ranh giới.

Nếu Mỹ lên kế hoạch thách thức chủ quyền TQ trên các đảo nhân tạo, thì đó là một sự thay đổi lớn.

Cho đến nay, Mỹ nhấn mạnh không có quan điểm về ai làm chủ các công trình nhân tạo ấy.

Nhưng Mỹ đang chịu sức ép phải hành động: các nước Đông Nam Á cảm thấy bị đe doạ, từ việc TQ xây đường băng, bờ kè nhằm có căn cứ quân sự để kiểm soát các hoạt động trên Biển Đông như đánh cá, thăm dò mỏ dầu dưới biển.

Hiện Mỹ chỉ kêu gọi TQ tôn trọng luật pháp quốc tế, và tôn trọng Bộ quy tắc ứng xử mà TQ đã ký với các nước Đông Nam Á, nhằm phòng chống sự gia tăng căng thẳng.

Mỹ cũng tăng cường tập trận với các đồng minh gồm Philippines, và đang cung cấp công nghệ để các đối tác này nâng cao tinh thần cảnh giác, có thể giám sát các hoạt động của tàu chiến, máy bay TQ.

Nhật cũng đóng góp vào nỗ lực này, nhưng có kết quả. Cố vấn Bonnie Glaser về châu Á của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và công nghệ, nói:

Mỹ nhận ra họ không thể chặn sự xây dựng giữa biển. Thay vào đó, ý họ là phát một tín hiệu đến TQ, rằng họ sẵn sàng liều, dù có tính toán, để giữ trọn lời hứa bảo vệ đồng minh.

Mục tiêu tối thượng của Mỹ là ngăn chặn TQ dùng các đảo nhân tạo để hù doạ các nước láng giềng và can thiệp vào quyền tự do hàng hải, hàng không trên một vùng biển tất bật của thế giới”.

Bà Glaser nói: “Không có những hành động này, TQ sẽ không  chịu nghiêm túc lắng nghe”.

Hiện lựa chọn quân sự của Mỹ mới chỉ là những đề xuất. Dù Lầu Năm Góc thông qua cũng cần có chữ ký của Tổng thống Obama.  

Nhưng chúng được thông qua, một nỗi quan ngại nghiêm trọng là những tính toán sai có thể dẫn đến xung đột.

Ian Storey, nhà phân tích ở Viện nghiên cứu Đông Nam Á, đã vạch ra kịch bản này:

Tàu chiến Mỹ-TQ trang bị vũ khí đầy đủ rượt đuổi nhau, sau đó dẫn đến những vụ đâm va nhỏ, ròi tiếp theo bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng quân sự-chính trị Mỹ-TQ”.

Ngày 13.5, nữ phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao TQ lên án đề xuất Mỹ đưa tàu chiến hải quân và máy bay đến gần các đảo nhân tạo của TQ.

Bà nói: “Bộ quý vị ngỡ chúng tôi ủng hộ điều đó ? Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước những tuyên bố từ phía Mỹ. Chúng tôi cho rằng phía Mỹ cần làm rõ về vấn đề này?.

Chúng tôi luôn hủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông. Nhưng tự do hàng hải hoàn toàn không có nghĩa tàu quân sự hoặc máy của nước ngoài có thể vào không-hải phận của một nước khác. TQ kiên quyết bảo vệ an ninh và chủ quyền lãnh thổ”.

Bà Hoa còn nói Bắc Kinh kêu gọi các nước có liên quan tránh liều lĩnh và có hành động khiêu khích”. 
Trần Trí (theo The Wall Street Journal)  
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cử tri lo lắng về số doanh nghiệp giải thể chưa giảm, công nhân rút BHXH tăng
Cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về số doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động chưa có chiều hướng giảm, công nhân lao động bị ngừng việc, nghỉ việc, rút bảo hiểm xã hội ngày một tăng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ sẽ hành động quân sự hạn chế ở Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc?