Mỹ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng để hạn chế Trung Quốc phát triển chất bán dẫn nhằm “dập tắt” tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

Mỹ tăng cường ‘kiềm tỏa’ tham vọng dẫn đầu công nghệ của Trung Quốc

Hoàng Vũ | 08/10/2022, 14:15

Mỹ đã áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng để hạn chế Trung Quốc phát triển chất bán dẫn nhằm “dập tắt” tham vọng công nghệ của Bắc Kinh.

chip-china-us(1).png

Theo Nikkei, Bộ Thương mại Mỹ hôm 7.10 đã cấm các công ty Mỹ vận chuyển một số loại thiết bị chip tiên tiến cho bất kỳ khách hàng Trung Quốc nào mà không có giấy phép, có hiệu lực ngay lập tức.

Các quy định tương tự sẽ được áp dụng đối với các lô hàng linh kiện điện tử do Mỹ sản xuất hoặc các mặt hàng khác mà Trung Quốc có thể sử dụng để sản xuất các công cụ và thiết bị sản xuất chip của riêng mình.

Theo các quy định mới, "người của Mỹ" cũng sẽ bị hạn chế cung cấp hỗ trợ phát triển hoặc sản xuất chip tại "các cơ sở sản xuất chất bán dẫn mà không có giấy phép" cho Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 12.10.

Bộ Thương mại Mỹ cũng thắt chặt cái gọi là Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài để hạn chế khả năng Trung Quốc có được hoặc chế tạo các chip tiên tiến được sử dụng trong siêu máy tính và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Những hạn chế này cũng sẽ được áp dụng đối với các nhà sản xuất chip toàn cầu, bao gồm Samsung của Hàn Quốc và Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, những công ty sản xuất dựa trên công nghệ của Mỹ.

Các quy định mới cho thấy quyết tâm của Washington trong việc hạn chế khả năng phát triển các chất bán dẫn và hệ thống máy tính tiên tiến của Trung Quốc - vốn rất quan trọng đối với ngành sản xuất tiên tiến của Bắc Kinh cũng như nhiều ứng dụng an ninh, không gian và quốc phòng.

"Chính phủ Trung Quốc đang cố gắng chuyển hướng nhiều công nghệ dân sự, đặc biệt là trong máy tính, vũ trụ, trí tuệ nhân tạo (AI) và truyền thông, sang các lĩnh vực siêu máy tính trong các chương trình tổng hợp dân sự - quân sự cũng như các lĩnh vực khác như giám sát khác", một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ cho biết.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang cố gắng thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của mình, bao gồm cả việc cung cấp các khoản trợ cấp hào phóng của liên bang và tiểu bang cho các nhà sản xuất chip.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 7.10 cũng tiết lộ thêm rằng 28 thực thể đã nằm trong danh sách đen sẽ phải chịu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tăng cường theo Quy tắc Sản phẩm Trực tiếp Nước ngoài, để hạn chế khả năng tìm nguồn hàng từ các nhà cung cấp nước ngoài sử dụng bất kỳ công nghệ nào của Mỹ.

Theo phân tích của Boston Consulting Group, có ít nhất 23 loại thiết bị sản xuất chip mà các công ty Mỹ kiểm soát hơn 65% nguồn cung toàn cầu. Các hạn chế đối với thiết bị chip có thể gây khó khăn cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc vốn trong giai đoạn tăng cường sản lượng. Các nhà sản xuất chip Trung Quốc hiện đang cố gắng vượt qua các lệnh trừng phạt của Washington bằng cách xây dựng các công cụ sản xuất trong nước để thay thế các đối tác từ Mỹ.

Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh "cùng chí hướng" để thuyết phục hạn chế xuất khẩu công nghệ mà Trung Quốc có thể sử dụng để chế tạo chip tiên tiến được sử dụng trong vũ khí, siêu máy tính và các ứng dụng giám sát, theo một quan chức cấp cao của Bộ Thương mại. “Chúng tôi hy vọng tất cả các quốc gia noi theo các biện pháp tương tự“, quan chức này cho biết.

Mark Li, một nhà phân tích chất bán dẫn, cho rằng động thái của Mỹ có thể làm chậm đáng kể sự phát triển chip của Trung Quốc. "Nếu lệnh cấm cũng mở rộng để cấm công dân hoặc người dân Mỹ hỗ trợ các công ty Trung Quốc, điều đó có thể có ảnh hưởng lớn hơn”, Li nhận định.

Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
5 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ tăng cường ‘kiềm tỏa’ tham vọng dẫn đầu công nghệ của Trung Quốc