Chính quyền Biden lên kế hoạch đưa Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) Quốc và hàng chục công ty khác vào danh sách đen thương mại để ngăn họ mua một số linh kiện của Mỹ.

Mỹ thêm hãng chip nhớ số 1 Trung Quốc và 35 công ty khác vào danh sách đen thương mại

Sơn Vân | 14/12/2022, 12:03

Chính quyền Biden lên kế hoạch đưa Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) Quốc và hàng chục công ty khác vào danh sách đen thương mại để ngăn họ mua một số linh kiện của Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ sẽ thêm YMTC (nhà sản xuất chip nhớ số 1 Trung Quốc) và 35 công ty Trung Quốc khác vào cái gọi là danh sách đen thương mại (danh sách thực thể), theo một người quen thuộc với các cuộc thảo luận yêu cầu giấu tên vì vấn đề nhạy cảm. Financial Times là tờ báo đầu tiên đưa tin này.

Các công ty trong danh sách thực thể bị chặn mua công nghệ từ nhà cung cấp Mỹ trừ khi nhận được giấy phép xuất khẩu đặc biệt từ Bộ Thương mại nước này.

Đại diện của YMTC từ chối bình luận về thông tin trên.

Động thái này sẽ thể hiện sự leo thang mới nhất trong cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc về công nghệ. Chính quyền Biden vào tháng 10 đã công bố hàng loạt các hạn chế sâu rộng với khả năng mua chất bán dẫn và thiết bị sản xuất chip của Trung Quốc, đưa YMTC và các công ty khác vào danh sách chưa được xác minh để xem xét kỹ lưỡng hơn vào thời điểm đó.

Chính phủ Trung Quốc dường như đang hợp tác với Mỹ để ngăn YMTC và các công ty khác bị thêm vào danh sách thực thể. Điều đó liên quan đến chuyện làm việc với Mỹ để tiết lộ một số thông tin nhất định về các sản phẩm và hoạt động của công ty.

my-them-hang-chip-nho-so-1-trung-quoc-va-35-cong-ty-khac-vao-danh-sach-den-thuong-mai.jpg
YMTC từng bị Mỹ chú ý vì cung cấp chip nhớ cho smartphone Huawei - Ảnh: FT

Trước đó, tờ FT đưa tin YMTC dường như đã vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ bằng cách cung cấp chip nhớ NAND cho smartphone của Huawei.

Các nhà làm luật Mỹ trong nhiều tháng đã thúc ép chính quyền Biden đưa YMTC vào danh sách thực thể. Các nhà làm luật Mỹ cũng đã cảnh báo rằng Apple sẽ phải đối mặt với sự giám sát gắt gao nếu tiến hành kế hoạch mua chip từ YMTC.

Khi công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vào ngày 7.10, Mỹ cũng đưa hơn 30 công ty Trung Quốc, bao gồm cả YMTC, vào danh sách chưa được xác minh, gồm các thực thể mà Mỹ không thể tiến hành kiểm tra người dùng cuối để đảm bảo công nghệ của Mỹ được sử dụng không bị chuyển hướng cho mục đích sử dụng trái phép. Thời điểm đó, chính quyền Biden đặt ra thời hạn 60 ngày với các công ty Trung Quốc phải cho phép Mỹ tiến hành điều tra hoặc đối mặt nguy cơ bị đưa vào danh sách thực thể.

Alan Estevez, quan chức hàng đầu của Bộ Thương mại Mỹ về kiểm soát xuất khẩu, tuần trước cho biết Trung Quốc đã đồng ý và cho phép kiểm tra một số công ty sau một thời gian dài không hợp tác.

Ông nói Mỹ đang “thấy hành vi tốt hơn” từ Bộ Thương mại Trung Quốc, cơ quan giám sát việc kiểm tra hoạt động sử dụng cuối của các công ty nước này. Thế nhưng, Bộ Thương mại Mỹ từ chối tiết lộ có bao nhiêu công ty đang hợp tác.

Hành động của Mỹ với YMTC có khả năng làm dấy lên các cuộc phản đối từ Trung Quốc, quốc gia tuần này đã đệ đơn tranh chấp lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu ngày 7.10.

Nhà Trắng từng mô tả YMTC là “nhà vô địch quốc gia Trung Quốc”.

Ngoài lo ngại YMTC vi phạm luật pháp Mỹ, chính quyền Biden còn sợ YMTC sẽ bán chip nhớ dưới giá thành và gây áp lực lên các công ty Mỹ cũng như các nước đồng minh.

Vào tháng 10, FT đưa tin rằng YMTC đã dự trữ thiết bị sản xuất chip nước ngoài trong nhiều tháng khi dự đoán rằng chính quyền Biden đang chuẩn bị thực hiện hành động gây tổn hại cho công ty.

Mỹ đang cố gắng gây khó khăn hơn cho Trung Quốc trong việc phát triển các công nghệ có ứng dụng quân sự như trí tuệ nhân tạo, mô hình hóa vũ khí hạt nhân và phát triển vũ khí siêu thanh. Trung Quốc cũng đang thực hiện các bước để tăng cường khả năng công nghệ bản địa của mình khi chịu áp lực ngày càng tăng từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Hôm 13.12, tờ Bloomberg News đưa tin Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý về nguyên tắc cùng với Mỹ thắt chặt kiểm soát việc xuất khẩu máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Ngày 7.10, chính quyền Biden đã công bố hàng loạt biện pháp kiềm chế nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu công nghệ sản xuất chip và một số loại chip được sản xuất thông qua thiết bị của Mỹ ở bất kỳ đâu trên thế giới sang Trung Quốc.

Ngoài một số nhà cung cấp thiết bị của Mỹ như Applied Materials Inc, Lam Research Corp và KLA Corp, Tokyo Electron Ltd (Nhật Bản) và ASML Holding NV (công ty Hà Lan chuyên gia sản xuất thiết bị in thạch bản cực tím) là hai bên tham gia quan trọng cần thiết để các biện pháp trừng phạt hiệu quả, làm cho việc chính phủ của họ áp dụng các hạn chế trở thành cột mốc quan trọng, Bloomberg News cho biết.

Theo Bloomberg News, các hạn chế mới có thể được công bố trong vài tuần tới.

Mỹ đã lôi kéo các đồng minh gồm Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc thành lập Liên minh Chip 4, một động thái mà Bắc Kinh coi là nỗ lực nhằm loại bỏ vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỹ cũng tăng áp lực lên chính phủ Hà Lan để hạn chế các lô hàng hệ thống in thạch bản từ ASML Holding NV đến Trung Quốc.

ASML là công ty thống trị thị trường thiết bị sản xuất chip tiên tiến độc nhất vô nhị. Cụ thể hơn, ASML là công ty độc quyền toàn cầu trong việc cung cấp các hệ thống in thạch bản cực tím, những chiếc máy lớn có giá từ 160 triệu USD mỗi chiếc và được sử dụng bởi TSMC, Samsung Electronics, Intel... để tạo ra mạch của chip máy tính. Vì thế, ASML Holding NV đã trở thành trọng tâm trong nỗ lực hạn chế Trung Quốc của chính phủ Mỹ.

Động thái chống lại YMTC và 35 công ty Trung Quốc khác diễn ra sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với tư cách người đứng đầu hai nước giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) vào tháng trước.

Hai nước đang cố gắng tìm cách ngăn mối quan hệ xấu đi và chính quyền Biden nhấn mạnh sẽ không gây hấn trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia.

Bài liên quan
Nhập khẩu chip của Trung Quốc giảm kỷ lục trong 2022 do cuộc chiến công nghệ với Mỹ
Nhập khẩu chip của Trung Quốc năm 2022 ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 11 tháng tính đến ngày 30.11 do sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất, cuộc chiến công nghệ sâu rộng với Mỹ và những khó khăn kinh tế tiếp tục đè nặng lên thị trường chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thêm hãng chip nhớ số 1 Trung Quốc và 35 công ty khác vào danh sách đen thương mại