Đối thoại - trao đổi trong hậu trường giữa chính trị gia, doanh nhân, học giả từng giúp cứu vãn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không ít lần. Nhưng tâm lý thù địch tăng cao cùng hạn chế đi lại bởi dịch COVID-19 khiến hoạt động này bị đình trệ giữa lúc lúc căng thẳng song phương leo thang mạnh mẽ.

Mỹ - Trung mất kênh liên lạc hậu trường

23/05/2020, 07:47

Đối thoại - trao đổi trong hậu trường giữa chính trị gia, doanh nhân, học giả từng giúp cứu vãn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc không ít lần. Nhưng tâm lý thù địch tăng cao cùng hạn chế đi lại bởi dịch COVID-19 khiến hoạt động này bị đình trệ giữa lúc lúc căng thẳng song phương leo thang mạnh mẽ.

Quan hệ Mỹ - Trung đang rất căng thẳng - Ảnh: Reuters

Giám đốc Trung tâm Toàn cầu hóa và Trung Quốc (CCG) Vương Huy Diệu cho biết: “Đại dịch cắt đứt những cuộc họp cá nhân. Thật tồi tệ. Nhiều thông điệp hiện chỉ có thể được truyền tải gián tiếp bởi đội ngũ phát ngôn viên và truyền thông – làm giảm hiệu quả giao tiếp cũng như dễ gây hiểu lầm”.

Mỹ - Trung thời gian qua liên tục khẩu chiến về COVID-19. Tổng thống Trump đổ lỗi cho Trung Quốc khiến đại dịch lây lan ra toàn cầu, quan chức ngoại giao Trung Quốc đáp trả bằng lời lẽ quyết liệt không kém. Nhà lãnh đạo Washington tuần trước đe dọa cắt đứt hoàn toàn quan hệ.

Thời gian gần đây, chính quyền Trump tung ra hàng loạt đòn công kích: buộc quỹ hưu trí liên bang ngừng đầu tư vào công ty Trung Quốc, siết chặt hạn chế xuất khẩu nhằm vào Huawei. Còn Thượng viện Mỹ thông qua luật trừng phạt quan chức Trung Quốc dính líu đếu hoạt động đưa người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cùng một số người dân tộc thiểu số vào “trại giáo dục”, Cục Điều tra liên bang (FBI) cùng Cơ quan Cơ sở hạ tầng - an ninh mạng (CISA) thì cảnh báo tin tặc Trung Quốc đang cố đánh cắp nghiên cứu về vắc xin hoặc cách điều trị COVID-19.

Theo cựu quan chức thương mại từng làm việc cho Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh James Green: “Trung Quốc không giỏi họp qua điện thoại hay qua ứng dụng video call. Đây không phải kiểu làm việc của họ”.

Một nguồn tin Mỹ tiết lộ đối thoại giữa người đứng đầu một số doanh nghiệp Mỹ với giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn, nhưng chủ yếu tập trung vào vài mối lo ngắn hạn thay vì vấn đề dài hạn. Học giả Jude Blanchette thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế đánh giá kênh này thiếu hiệu quả do không bàn đến chuyện dài hạn như làm thế nào thúc đẩy tăng cường lẫn tăng cường hội nhập kinh tế.

Hơn nữa, theo học giả Blanchette: “Rất khó duy trì kênh đối thoại hậu trường vì người tham gia sẽ hứng chịu ánh mắt nghi ngờ”.

Giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân dân (Bắc Kinh) nhận xét hai bên hiện tại đều thiếu quyết tâm chính trị nên kênh liên lạc hậu trường vô dụng.

Cựu Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Susan Shirk – quen biết Ngoại trưởng Vương Nghị hơn hai thập niên – cho biết vị quan chức ngoại giao Trung Quốc kỳ cựu này đã không còn cởi mở nói về quan điểm cá nhân như lần hai người gặp nhau vào tháng 3 trước. Ông Vương nay chủ yếu phát biểu quan điểm chính thức.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger – nhân vật giúp kết nối Tổng thống Richard Nixon với Chủ tịch Mao Trạch Đông – là hình mẫu của kênh liên lạc hậu trường. Khi đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tháng 11 năm ngoái, ông khuyên hai nước tích cực trao đổi nhằm giải quyết khác biệt. Trước lúc đại dịch bùng phát, các cựu quan chức Trung Quốc từng làm việc với Mỹ trong nhiều thập niên vẫn giữ quan hệ gần gũi với cựu quan chức lẫn lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ.

Cẩm Bình (theo SCMP)

Bài liên quan
'Chuyên gia' thẩm mỹ Mr Lee bị bắt vì xúc phạm người khác
Ngày 18.1, Trương Thanh Tịnh bị Công an TP.Thủ Đức khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của cá nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Trung mất kênh liên lạc hậu trường