Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên đưa Hồng Kông vào đề xuất tiếp nhận người tị nạn thường niên, trong bối cảnh luật an ninh mà chính quyền Bắc Kinh áp đặt làm dấy lên lo ngại dân chủ và quyền tự trị của đặc khu bị tổn hại.

Mỹ ưu tiên xem xét hồ sơ tị nạn của người Hồng Kông

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 02/10/2020, 10:09

Bộ Ngoại giao Mỹ lần đầu tiên đưa Hồng Kông vào đề xuất tiếp nhận người tị nạn thường niên, trong bối cảnh luật an ninh mà chính quyền Bắc Kinh áp đặt làm dấy lên lo ngại dân chủ và quyền tự trị của đặc khu bị tổn hại.

Đề xuất nêu rõ Bộ Ngoại giao Mỹ ưu tiên người phải chịu đựng hoặc lo sợ bị đàn áp tôn giáo; người Iraq gặp nguy hiểm vì trợ giúp Mỹ; người tị nạn từ El Salvador, Guatemala, Honduras và cả từ Hồng Kông, Cuba, Venezuela.

Dự báo năm tới sẽ nhận hơn 300.000 hồ sơ xin tị nạn, nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đặt giới hạn chỉ chấp nhận 15.000 trường hợp (giới hạn năm nay là 18.000).

Trước đề xuất của Bộ Ngoại giao, Hạ viện Mỹ ngày 29.9 vừa thông qua một dự luật trao cơ chế bảo vệ tạm thời cho người Hồng Kông đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý hồ sơ xin tị nạn của người Hồng Kông (không chịu giới hạn số lượng đặt ra hằng năm).

Động thái bất ngờ nêu trên được thực hiện giữa lúc giới chức Trung Quốc đại lục đang tiến hành xử lý 12 người Hồng Kông vượt biên phi pháp qua Đài Loan cuối tháng 8.

Họ bị bắt bởi cảnh sát biển tỉnh Quảng Đông. Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố 12 người phải chịu xử lý theo luật pháp Trung Quốc, người nhà lẫn luật sư hiện chưa được gặp mặt.

Ngoại trưởng Mỹ hôm 11.9 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc khi phía đại lục chẳng cung cấp thông tin gì về tình trạng lẫn cáo buộc mà 12 người Hồng Kông hứng chịu, cũng như không cho tự do lựa chọn luật sư.

Giáo sư Stephen Yale-Loehr thuộc trường Luật Cornell nhận định động thái đưa Hồng Kông vào đề xuất tiếp nhận người tị nạn thường niên về cơ bản là thông điệp phản đối chính quyền Bắc Kinh, chứ chưa chắc bất cứ ai bị bức hại ở đặc khu đều có thể sang Mỹ tị nạn.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ ưu tiên xem xét hồ sơ tị nạn của người Hồng Kông