Lệnh cấm tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế là nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đi trên con đường quân sự riêng để đạt được tham vọng trở thành siêu cường có khả năng thách thức ưu thế của Mỹ trong không gian

Mỹ và các nước cần liên kết ngăn Trung Quốc biến trạm vũ trụ thành sân chơi riêng

Nhân Hoàng | 14/05/2021, 14:25

Lệnh cấm tham gia Trạm Vũ trụ Quốc tế là nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đi trên con đường quân sự riêng để đạt được tham vọng trở thành siêu cường có khả năng thách thức ưu thế của Mỹ trong không gian

Từng giành được nhiều đề cử Oscar 2014, bộ phim Gravity (Cuộc chiến không trọng lực) bắt đầu với cảnh hai phi hành gia trên một chuyến đi bộ không gian bị cuốn vào cơn bão lớn với các mảnh vỡ gây ra bởi một cuộc tấn công tên lửa Nga vào một vệ tinh không còn tồn tại.

Hai phi hành gia chạy đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) với hy vọng sử dụng một mô đun Soyuz của Nga để quay trở lại Trái đất, nhưng họ nhận thấy rằng tàu duy nhất còn lại không sử dụng được cho mục đích đó. Trong tuyệt vọng, một trong hai phi hành gia đã đi trên tàu Soyuz đến trạm Thiên Cung gần đó của Trung Quốc và cố gắng lên mô đun Thần Châu để về Trái đất.

Sự hiện diện của Trung Quốc trong không gian đóng một vai trò quan trọng trong cốt truyện. Song thực tế phức tạp hơn nhiều, như thể hiện qua vụ mảnh vỡ không kiểm soát được gần đây của tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Trái đất.

bi-nasa-chi-trich-vi-ten-lua-truong-chinh-5b-roi-xuong-an-do-duong-trung-quoc-phan-phao.jpg
Tên lửa không người lái Trường Chinh 5B Y2 được phóng lên vũ trụ vào ngày 29.4 để vận chuyển một phòng thí nghiệm và các khu sinh hoạt lên một trạm vũ trụ, nhưng việc quay trở lại Trái đất của nó bị chỉ trích là không được kiểm soát và nguy hiểm

Khi phim Gravity trình làng, Trạm không gian Thiên Cung thực tế vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu và dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Ngày 29.4, Trung Quốc đã phóng tên lửa Trường Chinh 5B mang theo mô đun lõi Thiên Hà lên trạm Thiên Cung.

Trong khi đó, ISS - dự án do Mỹ dẫn đầu đã hoàn thành vào năm 2011 - đang xuống cấp nghiêm trọng. Liệu ISS có được sử dụng sau năm 2025 hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ và Nga cho biết rằng sẽ rút khỏi trạm vào năm đó. Nếu ISS ngừng hoạt động, Thiên Cung có thể được coi là trạm vũ trụ quay quanh quỹ đạo duy nhất đang hoạt động.

Ban đầu, Trung Quốc đã tìm cách tham gia ISS nhưng đã bị các thành viên hiện tại, đặc biệt là Mỹ, chặn vì lo ngại về rò rỉ công nghệ.

Trớ trêu thay, sự cản trở đó lại chính là nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc đi trên con đường quân sự riêng để đạt được tham vọng trở thành siêu cường có khả năng thách thức ưu thế của Mỹ trong không gian.

trung-quoc-muon-bien-khong-gian-thanh-san-choi-rieng2.jpg
Phi hành gia Nhật Bản Akihiko Hoshide (bên trái) tổ chức cuộc họp báo trong mô đun Kibo của ISS với người đồng hương Soichi Noguchi trong hình ảnh truyền hình trực tiếp này từ JAXA, Cơ quan không gian của Nhật Bản

Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã bắt kịp. Trung Quốc vẫn đang khao khát có được công nghệ của ISS - nếu không phải từ Mỹ thì từ các thành viên khác như Nhật Bản, quê hương chỉ huy mới của trạm là Akihiko Hoshide. Quân đội Trung Quốc được cho đã tham gia vào các cuộc tấn công mạng vào Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản vào tháng 4.

Việc mở rộng cạnh tranh Trung-Mỹ vào không gian không chỉ liên quan đến công nghệ mà còn an ninh. Đồng minh của Mỹ là Nhật Bản đang đứng giữa cuộc chiến này.

Ngày 9.5, tàn tích của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 chuyển giao mô đun Thiên Hà đã rơi trở lại bầu khí quyển của Trái đất. Theo truyền thông Trung Quốc, hầu hết các mảnh vỡ đã bốc cháy khi đi tên lửa trở về, trong khi phần còn lại rơi xuống Ấn Độ Dương, gần quần đảo Maldives.

Điều này nên được tin bao nhiêu thì vẫn chưa rõ ràng. Tương tự, Trung Quốc từng gây chấn động thế giới vào năm 2016 khi mất quyền kiểm soát nguyên mẫu trạm Thiên Cung đầu tiên. Trạm đó đã lao vào bầu khí quyển một cách không kiểm soát vào năm 2018.

Nếu tình hình không được kiểm soát, cơn ác mộng trong Gravity về những mảnh vỡ không gian đe dọa tính mạng con người có thể trở thành hiện thực.

Các nền dân chủ tự do phải liên kết lại với nhau để đảm bảo rằng Trung Quốc, với sự kìm kẹp chặt chẽ về ngôn luận và thông tin, không biến không gian thành sân chơi của mình.

Bài liên quan
Trung Quốc nói các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống phía tây Maldives, NASA lên tiếng
Các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 của Trung Quốc quay lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 10 giờ 24 sáng theo giờ Bắc Kinh (9 giờ 24 giờ Việt Nam), Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết hôm 9.5.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 12.10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 - 14.10.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và các nước cần liên kết ngăn Trung Quốc biến trạm vũ trụ thành sân chơi riêng