Các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 của Trung Quốc quay lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 10 giờ 24 sáng theo giờ Bắc Kinh (9 giờ 24 giờ Việt Nam), Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết hôm 9.5.

Trung Quốc nói các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống phía tây Maldives, NASA lên tiếng

Nhân Hoàng | 09/05/2021, 10:12

Các mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B Y2 của Trung Quốc quay lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 10 giờ 24 sáng theo giờ Bắc Kinh (9 giờ 24 giờ Việt Nam), Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết hôm 9.5.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, tàn tích của tên lửa lớn nhất Trung Quốc đã hạ cánh xuống Ấn Độ Dương hôm 9.5, với phần lớn các bộ phận của nó bị phá hủy khi quay trở lại bầu khí quyển Trái đất, kết thúc những ngày suy đoán về nơi mảnh vỡ sẽ rơi xuống.

Các tọa độ được đưa ra bởi truyền thông nhà nước, trích dẫn Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, là phía tây quần đảo Maldives.

Hiện vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ thứ gì còn sót lại của tên lửa đã đổ bộ vào bất kỳ đảo nào trong số 1.192 hòn đảo của Maldives hay không.

Tàn tích từ tên lửa Trường Chinh 5B Y2  khiến nhiều người cảnh giác và lo sợ, nhưng Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc cho biết hầu hết các mảnh vỡ đã bị cháy trong khí quyển.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin các bộ phận của tên lửa đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất lúc 10 giờ 24 sáng theo giờ Bắc Kinh (9 giờ 24 giờ Việt Nam) và hạ cánh tại một vị trí có tọa độ: 72,47 kinh độ Đông và 2,65 vĩ độ Bắc.

Theo NYT, Cơ quan quản lý không gian của Trung Quốc thông báo rằng các mảnh vỡ tên lửa đã đi vào bầu khí quyển của Trái đất trên Địa Trung Hải trước khi bay qua Trung Đông và đi xuống gần quần đảo Maldives, phía nam Ấn Độ. Người dân ở Israel và Oman đã báo cáo về việc nhìn thấy các mảnh vỡ tên lửa trên mạng xã hội.

"Các quốc gia đi du hành vũ trụ phải giảm thiểu rủi ro với con người cùng tài sản trên Trái đất khi tái nhập các vật thể không gian và tối đa hóa tính minh bạch liên quan đến các hoạt động đó.

Rõ ràng là Trung Quốc đang không đáp ứng các tiêu chuẩn có trách nhiệm liên quan đến các mảnh vỡ không gian của họ.

Điều quan trọng là Trung Quốc và tất cả các quốc gia du hành vũ trụ cùng các thực thể thương mại hành động có trách nhiệm và minh bạch trong không gian để đảm bảo an toàn, ổn định, an ninh và bền vững lâu dài của các hoạt động ngoài không gian", Giám đốc NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) - Bill Nelson, cựu thượng nghị sĩ và phi hành gia đã được chọn cho vai trò này vào tháng 3.2021, tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7.5 cho biết hầu hết các mảnh vỡ sẽ bốc cháy khi tái nhập và rất ít có khả năng gây hại, sau khi quân đội Mỹ nói Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ đang theo dõi vụ việc này.

Trước đó, Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ ước tính việc tái nhập sẽ xảy ra lúc 9 giờ 11 phút hôm nay theo giờ Việt Nam, có thể cộng hoặc trừ 1 giờ.

Trong khi Trung tâm Nghiên cứu mảnh vỡ quay lại quỹ đạo (CORDS) thuộc tập đoàn Aerospace, trung tâm nghiên cứu và phát triển tập trung vào không gian của Mỹ do liên bang tài trợ, đã cập nhật dự đoán thời điểm là khoảng 10 giờ 2 theo giờ Việt Nam.

Cơ quan Giám sát và Theo dõi Không gian của Liên minh Châu Âu (EU SST) dự đoán thời gian các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống đất là 9 giờ 32 phút theo giờ Việt Nam.

EU SST cho biết xác suất thống kê của vụ va chạm mặt đất trong khu vực đông dân cư là thấp, nhưng lưu ý rằng bản chất không kiểm soát được của vật thể khiến mọi dự đoán không chắc chắn.

Dự án Space-Track, báo cáo dữ liệu do Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ thu thập, ước tính các mảnh vỡ sẽ quay trở lại Lưu vực Địa Trung Hải.

Nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tại Đại học Harvard tin rằng Mỹ đã an toàn trước tác động tiềm tàng.

manh-vo-ten-lua-truong-chinh-5b-roi-xuong-bien-dia-trung-hai(1).jpg
Tên lửa Trường Chinh 5B mang theo mô đun lõi của trạm vũ trụ Thiên Hoà được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Văn Xương ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 29.4 - ảnh: Reuters

Do vật thể di chuyển với tốc độ khoảng 7,8 km/giây nên sai số chỉ khoảng 1 phút thôi cũng có thể dẫn đến sai lệch hàng ngàn km trên mặt đất.

Điều này rất khó dự đoán và không phải là một phép đo chính xác”, Space-Track viết trên Twitter.

Tên lửa Trường Chinh 5B Y2, gồm 1 lõi và 4 tên lửa đẩy, đã cất cánh từ đảo Hải Nam của Trung Quốc vào ngày 29.4, đưa mô đun không người lái Thiên Hà lên không gian. Đây sẽ trở thành trạm vũ trụ cố định của Trung Quốc. Sau nhiệm vụ của Trường Chinh 5B, Trung Quốc sẽ còn thực hiện 10 nhiệm vụ nữa mới hoàn thành trạm.

Thay vì rơi xuống địa điểm đã được định trước trên biển, tên lửa nói trên xoay quanh địa cầu trong tình trạng mất kiểm soát. 

Tên lửa Trường Chinh 5B từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tham vọng không gian của Trung Quốc, từ việc cung cấp các mô đun và phi hành đoàn của trạm vũ trụ theo kế hoạch cho đến việc phóng các tàu thăm dò lên Mặt trăng, thậm chí cả sao Hỏa.

Phiên bản Trường Chinh 5B Y2 ra mắt vào tuần trước là lần triển hai thứ hai của dòng 5B kể từ chuyến bay đầu tiên của nó vào tháng 5.2020.

Vào tháng 5.2020, một số mảnh vỡ còn sót lại của tên lửa Trường Chinh 5B đầu tiên đã rơi xuống Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà nhưng không có thương vong nào được báo cáo.

Các mảnh vỡ từ các vụ phóng tên lửa Trung Quốc không phải là hiếm. Vào cuối tháng 4.2021, chính quyền thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã thông báo cho người dân ở các quận xung quanh chuẩn bị sơ tán vì các bộ phận dự kiến ​​sẽ đổ bộ vào khu vực này.

"Chuyến bay trở lại Trường Chinh 5B là bất thường vì trong quá trình phóng, giai đoạn đầu của tên lửa đạt vận tốc quỹ đạo thay vì rơi xuống tầm như thông lệ. Thân tên lửa rỗng đang ở trong quỹ đạo hình elip quanh Trái đất, nơi nó đang bị kéo về phía tái nhập không kiểm soát", Aerospace Corporation cho biết trong một bài đăng trên blog.

Đây là một trong những phần tên lửa lớn nhất quay trở lại Trái đất, với các chuyên gia ước tính nặng khoảng 18 đến 22 tấn.

Tầng lõi của tàu Trường Chinh 5B đầu tiên quay trở lại Trái đất vào năm ngoái nặng gần 20 tấn, vượt qua các mảnh vỡ từ tàu con thoi Columbia vào năm 2003, trạm vũ trụ Salyut 7 của Liên Xô năm 1991 và Skylab của NASA năm 1979.

Bài liên quan
Công ty Mỹ dự định phóng tên lửa in 3D đầu tiên vào cuối năm nay
Công ty Relativity Space của Mỹ có kế hoạch phóng tên lửa in 3D Terran 1 với khả năng chở 1.250 kg hàng hóa lên độ cao 185 km vào cuối năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc nói các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống phía tây Maldives, NASA lên tiếng